Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thi công Quốc lộ 15 ở Thanh Hóa: Cần xem xét đến quyền lợi của người dân

Quỳnh Trâm - 21:03, 24/11/2021

Quá trình thi công Quốc lộ 15, qua địa bàn huyện Lang Chánh, Bá Thước (Thanh Hóa) đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân trên tuyến đường đi qua. Người dân bức xúc vì nhà cửa, nơi ở bị thiệt hại, nhưng không được dự án hỗ trợ, đền bù.

Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú, huyện Bá Thước cho biết phải dựng lều để tránh ngập nước khi trời mưa
Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú, huyện Bá Thước cho biết phải dựng lều để tránh ngập nước khi trời mưa

Quyền lợi người dân chưa được bảo đảm 

Theo phản ánh của người dân thôn Cú, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, những ngày qua, hơn 40 hộ dân, đã nhiều lần gửi đơn thư đề nghị UBND huyện Bá Thước xem xét việc đền bù, hỗ trợ cho những hộ sống hai bên đường Quốc lộ 15 do bị ảnh hưởng bởi thi công tuyến đường này. Dù vậy họ vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Bà Phạm Thị Dinh, thôn Cú cho biết, ngôi nhà của gia đình cũng nằm ngay cạnh đường. Khi thi công, nền đường bị nâng lên cao, khiến ngôi nhà bị chênh với nền đường đến hơn 2m, không còn lối vào nhà, lấp cả giếng nước sinh hoạt.

Theo bà Dinh, gia đình phải dựng lán ra phía sau để có nơi khô ráo ngủ mỗi khi trời mưa. Khi việc thi công ảnh hưởng, gia đình bà và các hộ dân nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương đến ghi nhận và có phương án đền bù, nhưng không có người đến.

“Không có nơi ở, cực chẳng đã, vợ chồng tôi đã phải dỡ nhà, tự bỏ chi phí nâng nền cao lên để dựng nhà mới. Thậm chí tiền làm nhà chưa có, còn phải đi vay ngân hàng. Giờ đây, chính quyền lại trả lời chúng tôi rằng, không có căn cứ để xác định đền bù vì đã dỡ nhà, ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thiệt thòi của chúng tôi”, bà Dinh bức xúc nói.

Cùng một dãy với nhà bà Dinh, các hộ ông Trương Trần Trung, Phạm Văn Phương, Trương Văn Luận cũng cùng cảnh bị chênh cốt với nền đường, thiệt hại đến đời sống sinh hoạt, nhưng không được xem xét hỗ trợ.

Ông Trương Trần Trung bức xúc nói, ông và các hộ dân đã trực tiếp gặp Chủ tịch UBND huyện Bá Thước để kiến nghị, thậm chí gửi đơn đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh, nhưng cũng chưa được giải quyết.

“Không chỉ nhà tôi, mà hơn chục nhà khác tại thôn này cũng bị đơn vị thi công làm ảnh hưởng, khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Nền đường trở nên cao hơn so với nền nhà gây nguy cơ ngập úng khi trời mưa. Thế nhưng không ai chịu trách nhiệm, chúng tôi lại phải tự chịu thiệt thòi”, ông Trung nói.

Tương tự như huyện Bá Thước, nhiều hộ dân tại huyện Lang Chánh cũng làm đơn thư, đề nghị UBND huyện Lang Chánh xem xét việc đền bù, hỗ trợ cho các hộ sống hai bên Quốc lộ 15, do bị ảnh hưởng bởi thi công tuyến đường này.

Hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ở thị trấn Lang Chánh phải dùng thang tre để leo lên xuống mỗi khi vào nhà
Hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ở thị trấn Lang Chánh phải dùng thang tre để leo lên xuống mỗi khi vào nhà

Bà Hà Thị Thanh ở khu phố thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh buồn rầu cho biết: Cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn, khổ đủ đường từ khi dự án thi công. Họ hạ thấp nền đường, khiến nhà tôi chênh vênh, không còn đường ra vào. Để vào được nhà, chúng tôi đành phải làm tạm cái thang bằng tre để leo lên, người lớn leo lên, leo xuống thì không sao, nhưng đối với trẻ nhỏ thì rất lo sợ và khó khăn lớn nhất là đưa đồ dùng, hàng hóa, cồng kềnh vào nhà.

Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc thành từng mãng lớn. Trước tình trạng trên, bà Thanh chỉ mong chính quyền các cấp xem xét đền bù, hỗ trợ để gia đình bà có thêm kinh phí phá dỡ, xây dựng lại ngôi nhà mới thuận lợi hơn cho việc sinh sống trên tuyến đường này.

Ngoài hộ gia đình bà Hà Thị Thanh ra, tại thị trấn Lang Chánh cũng còn nhiều hộ dân khác cho rằng, quá trình giải phóng mặt bằng, các cơ quan chức năng đã không tính toán kỹ lưỡng đến mức độ ảnh hưởng, mà các hộ dân nằm ngoài mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) phải hứng chịu để có phương án đền bù phù hợp.

Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc từng mảng lớn
Trong quá trình thi công dự án, gia đình bà Thanh còn bị ảnh hưởng như tường nhà bị nứt, bong tróc từng mảng lớn

Vướng mắc quy định

Dự án nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa - Tiểu dự án 3: Nâng cấp đoạn Km53+00 - Km109+00 qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 53,3 km. Tuyến đường được triển khai thi công từ tháng 8/2020 với tổng mức đầu tư 1.051 tỷ đồng, quy mô đường cấp III miền núi, do Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa làm chủ đầu tư.

Tại Thanh Hóa, tuyến đường đi qua địa phận các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa.

Ông Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Chủ tịch Hội đồng GPMB của huyện cho rằng: Trong quá trình thi công quốc lộ, nhiều hộ dân tại xã Thiết Ống bị ảnh hưởng do chênh lệch cao độ nền nhà ở so với nền đường. Chính quyền đã khảo sát và xem xét, đối với các hộ có nhà không thể sử dụng được nữa thì Nhà nước đền bù cho họ di dời nơi khác.

“Chúng tôi đã đến kiểm tra tại thôn Cú, nhiều hộ có nhà ở chỉ chênh lệch cốt 1m, cách xa đường 5 - 7m với đường thì hộ dân đó phải tự cải tạo. Huyện đã xin ý kiến của tỉnh để có cơ chế hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng chênh cao cốt nền, nhưng tỉnh không đồng ý, vì không có quy định nào phù hợp”, ông Huy cho biết. Ông Huy cũng nói, đây là điều thiệt thòi cho các hộ dân, song không còn cách nào khác.

Về việc một số hộ phản ánh bị thu hồi đất hành lang nhưng chưa được đền bù, ông Huy giải thích, chính quyền đang phải tiếp tục rà soát, kiểm tra nguồn gốc đất, những hộ có nhà ở trên đất trước năm 1982 thì mới được đền bù theo quy định.

Còn theo ông Lê Đức Tiến, Chủ tịch Hội đồng GPMB huyện Lang Chánh, đối với một số hộ dân tự ý dỡ nhà, hiện chính quyền không thể đền bù, do không có căn cứ xác định mức độ thiệt hại. Các hộ phải tự chịu trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.