Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn (Khánh Hòa): Nhiều bất cập trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng

L.Phương - X.Hướng - 12:31, 06/04/2020

Việc thi công Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Thế nhưng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập.

Một góc Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn ở Khánh Hòa
Một góc Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn ở Khánh Hòa

Dự án đường Quốc lộ 1 - Đầm Môn có chiều dài 14km, nền đường rộng 34m từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn được triển khai từ tháng 10/2016, có 575 thửa đất với 460 hộ dân bị ảnh hưởng; số hộ dân bị giải tỏa chủ yếu nằm trên địa bàn xã Vạn Thọ. Dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Phong làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng. Việc giải tỏa mặt bằng và bồi thường do UBND huyện Vạn Ninh thực hiện.

Những ngày cuối tháng 3, đến thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, chúng tôi thấy hàng chục hộ gia đình đã được đền bù tái định cư nhưng họ vẫn ở lại khu đất cũ, vì cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng. Họ nhiều lần khiếu nại nhưng chính quyền không giải quyết. Ngoài những hộ đã được bồi thường tiếp tục khiếu nại, có 28 hộ dân chưa nhận tiền giải tỏa đền bù gửi đơn khiếu nại đến cấp thẩm quyền.

Các hộ dân cho rằng: Họ bị giải tỏa hết nhà cửa, thu hồi phần lớn diện tích đất đai nhưng không được đền bù tái định cư. Ngoài ra, giá đền bù đất quá thấp, các cơ quan chức năng thực hiện đền bù không đúng. Vì thu hồi đất từ năm 2018 và trước đó, đến năm 2020 mới thực hiện đền bù nhưng lại tính giá đất năm 2017 là điều vô lý.

Cụ thể, đất thổ cư được đến bù 306.000 đồng/m2; đất trồng cây hằng năm là 194.000 đồng/m2; đất nuôi trồng thủy sản 25.200 đồng/m2. Đơn giá này thấp hơn hàng chục lần so với giá thực tế theo thị trường.

Gia đình ông Nguyễn Sơn, ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, bị thu hồi 903,5m2, trong đó có 1 ngôi nhà kiên cố trên 100m2, nhưng chỉ được bồi thường tổng cộng 764 triệu đồng và không hỗ trợ tái định cư.

Không chỉ bất cập về giá đền bù, nhiều người dân còn cho rằng, UBND huyện Vạn Ninh không công khai, minh bạch niêm yết các bảng giá bồi thường đất đai của người dân. Theo ông Nguyễn Văn Minh, thôn Tuần Lễ, người dân chỉ được UBND xã Vạn Thọ mời đến làm việc và thông báo bị thu hồi đất, đền bù với số tiền tiền này, rồi yêu cầu người dân ký vào biên bản chứ không giải thích rõ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Kim Bảo, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh thừa nhận: Một số hộ dân đã được xét tái định cư nhưng một số hộ khác lại không được xét là thiếu công bằng nên gây bức xúc.

“Chính quyền địa phương có thiếu sót, để các hộ dân lấn chiếm xây nhà trái phép. Người dân họ khiếu nại cũng đúng, vì những hộ dân được cấp tái định cư rồi mà họ lại lùi ra sau xây nhà. Cái này là trách nhiệm của địa phương quản lý không chặt chẽ”, ông Bảo nói.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.