Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hàng chục ha rừng bần ở Khánh Hòa bị “xóa sổ”: Huyện thiếu kiểm tra, xử lý (Bài 2)

Phương Lê - 17:43, 22/03/2020

Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 20/3/2020 phản ánh thực trạng hàng chục héc ta rừng ngập mặn - rừng bần ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã bị triệt hạ không thương tiếc. Hàng loạt ngôi nhà trái phép “mọc” lên trên diện tích rừng đã bị “khai tử”. Điều đáng nói, cơ quan chức năng sở tại rất thờ ơ, không hề biết về việc này.

Nhiều căn nhà xây trái phép trên khu rừng bần
Nhiều căn nhà xây trái phép trên khu rừng bần

Sau khi Báo phản ánh, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh thừa nhận là do huyện thiếu kiểm tra và xử lý chưa triệt để.

Theo ông Phẩm, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng bần xảy ra từ tháng 11/2017; do bão số 12 phá hủy nhiều nhà cửa của người dân nên sau đó họ xây dựng lại và cơi nới thêm trên đất rừng để ở. Đặc biệt, đầu năm 2018, khu vực rừng bần xảy ra tình trạng lấn chiếm rầm rộ, dọc tuyến đường chạy qua rừng bần bị san lấp hết.

“UBND huyện Vạn Ninh đã huy động lực lượng tiến hành cưỡng chế, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý hết. Nhiều trường hợp khi lập biên bản, các đối tượng lấn chiếm rừng không thừa nhận, mà khẳng định là đất của họ, nên không có cơ sở xử phạt”, ông Phẩm cho biết thêm.

Được biết, để bảo vệ và phát triển khu rừng ngập mặn, rừng bần ven biển, cách đây 18 năm, ngày 5/6/2002, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các địa phương ven biển, lập phương án tổng thể và chi tiết về việc giao khoán, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn cho các hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhiều cây bần cổ thụ bị "bức tử"
Nhiều cây bần cổ thụ bị "bức tử"

Trên tinh thần đó, ngày 5/12/2002, UBND huyện Vạn Ninh đã có phương án đầu tư, quản lý, bảo vệ khôi phục và phát triển rừng ngập mặn - rừng bần ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ; dự toán kinh phí là 168 triệu đồng. Sau khi được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, huyện Vạn Ninh đã kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc bảo vệ khôi phục 11ha rừng bần cổ thụ, cây có đường kính từ 70 - 100cm (455 cây bần, 20 cây mắm, 95 cây đước) tự nhiên.

Ngoài ra, trong năm 2003 và 2004, địa phương còn cho trồng thêm tổng cộng 10ha rừng ngập mặn để chăm sóc bảo vệ. Số rừng và đất rừng này được cắm mốc, đánh số và phân làm 56 lô giao khoán cho 30 hộ dân chăm sóc, quản lý.

Nhưng sau 18 năm được giao quản lý, bảo vệ thì toàn bộ khu rừng này gần như bị xóa sổ. Dù UBND huyện Vạn Ninh đã thừa nhận thiếu trách nhiệm về việc này, nhưng những tổ chức, cá nhân phá rừng, xây nhà trái phép vẫn chưa được xử lý. Dư luận đang chờ sự vào cuộc của UBND tỉnh Khánh Hòa để vụ việc được sáng tỏ.  Báo Dân tộc và Phát triển sẽ theo dõi và tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

“Việc rừng bị phá thời điểm nào, tôi sẽ chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kiểm tra và từ kết quả đó mới có cơ sở báo cáo UBND tỉnh, xin ý kiến chỉ đạo, xử lý”.

Ông Đỗ Anh Thi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.