Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chế tài đủ mạnh để rừng không bị tàn phá?

Lê Hường - 09:21, 19/02/2020

Nhiều giải pháp, chế tài xử phạt mạnh mẽ được ban hành và chỉ đạo xuống từng địa phương nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng khai thác gỗ trái phép tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang diễn ra phức tạp. Chỉ tính trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ phá rừng quy mô lớn.

Những cây gỗ lớn bị chặt hạ.
Những cây gỗ lớn bị chặt hạ

Ngày 4/2, trong quá trình tuần tra, kiểm soát công tác phòng cháy rừng, công tác bảo vệ rừng của Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông đã phát hiện vụ phá rừng lấy gỗ, với quy mô khá lớn, xảy ra tại Tiểu khu 1522 thuộc địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Lực lượng chức năng xác định khu vực xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần Công ty TNHH Hoàn Ba quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực.

Tại hiện trường, 14 cây gỗ bị chặt hạ gồm 27 lóng gỗ, tổng khối lượng 57m3. Trong đó, 18 lóng gỗ có giá trị sử dụng với khối lượng 46,850m3 và 9 lóng bọng thân khô mục với khối lượng 10,044m3. Qua khám nghiệm hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định số gỗ trên thuộc nhóm VI, bị cắt hạ trong khoảng 4 - 6 tháng trước.

Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Đăk Lăk phát hiện 2 vụ phá rừng tại các tiểu khu 18 và 22 thuộc lâm phần do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Chư Phả quản lý với tổng diện tích hơn 6ha. Trong đó, có 3,75ha rừng phòng hộ tại tiểu khu 18 và 2,283ha rừng sản xuất tại tiểu khu 22 bị phá vào ngày 16 và 21/1/2020. Tại hiện trường, nhiều cây gỗ bị cưa hạ, những thân gỗ lớn đã được mang đi, chỉ còn lại cây nhỏ và cành lá.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, lực lượng bảo vệ rừng đã tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý nhiều vụ phá rừng. Cụ thể, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Krông Búk phát hiện hai trường hợp khai thác rừng trồng trái pháp luật tại lô 1 khoảnh 1 và lô 4 khoảnh 5, Tiểu khu 355 thuộc xã Cư Né, huyện Krông Búk, tạm giữ 5,949m3 gỗ tròn Thông ba lá nhóm IV.

Cũng trong thời gian này, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2, thuộc Chi Cục Kiểm lâm Đăk Lăk phát hiện 3 vụ vi phạm, tạm giữ 4,679m3/76 lóng, phách, hộp gỗ tròn, xẻ nhóm VI. Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện M’Đrắk phát hiện chiếc xe 16 chỗ ngồi tại thôn 11, xã Cư San đang vận chuyển 12 hộp gỗ nhóm III đến nhóm VI với khổi lượng và tạm giữ 2,034m3.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk cho biết: Xác định các đối tượng lợi dụng thời điểm Tết để thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp, nên từ trước Tết Nguyên đán, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường kiểm tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, mua bán động vật rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Mặc dù vậy, rừng vẫn bị phá, là do lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng mà các đối tượng phá rừng thường thực hiện vào ban đêm.

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk khẳng định: Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ quan chức năng phải có những chế tài mạnh mẽ hơn nữa, gắn với trách nhiệm của lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Nếu chủ rừng để rừng bị tàn phá mà không đưa ra được biện pháp quản lý bảo vệ, thì phải xử lý trách nhiệm cá nhân. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý hình sự.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.