Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cam kết “ba không” để giữ rừng hiệu quả

PV - 14:39, 24/04/2019

Trước thực trạng người dân sống ở gần khu vực rừng phòng hộ Gia Nghĩa (Đăk Nông) lén lút phá rừng, chính quyền và các ngành chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có mô hình cam kết “ba không” với rừng (không phá rừng, không săn bắn động vật rừng, không sang nhượng đất rừng), nhờ đó công tác giữ rừng đã phát huy hiệu quả.

Cán bộ chính quyền địa phương thường xuyên xuống các thôn vận động, tuyên truyền bà con thực hiện “ba không” với rừng. Cán bộ chính quyền địa phương thường xuyên xuống các thôn vận động, tuyên truyền bà con thực hiện “ba không” với rừng.

Từ trung tâm xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Nông) vào Tiểu khu 1690, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa quản lý hơn 20km, chủ yếu đường rừng. Tại đây có một khu dân cư đông đúc, với khoảng 2.000 người sinh sống. Đây là những hộ dân ở phía Bắc di cư tự phát vào những năm 2000-2005. Gần 20 năm sinh sống tại đây, các hộ dân này thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật hoang dã và sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép nhưng cuộc sống của bà con vẫn hết sức khó khăn.

Ông Sùng A Tú, Trưởng thôn Nghĩa Lợi, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa cho biết, riêng thôn Nghĩa Lợi có hơn 200 hộ dân di cư tự phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống. Một thời gian dài khi mới thành lập tỉnh Đăk Nông, khu vực này chưa hình thành đơn vị hành chính, dân di cư tự phát vào ở trong rừng nên rất khó quản lý.

Những năm gần đây, UBND xã Quảng Thành và ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giao nhiệm vụ cụ thể cho trưởng thôn trong việc quản lý dân cư, cấm mọi hành vi xâm phạm đến rừng và đất rừng. Gia đình Trưởng thôn Sùng A Tú gương mẫu đi đầu: chỉ canh tác lúa nước, làm vườn quanh nhà và chăn nuôi bò, cuộc sống dần dần ổn định, phát triển.

Ông Sùng A Đại, người dân sống ở đây cho biết, trước đây, bà con chủ yếu đi làm thuê khuân vác, kéo gỗ cho người khác ở ngoài vào khai thác, rồi phát rừng làm rẫy và săn bắt động vật. Từ khi chính quyền và các ngành chức năng vào cuộc tuyên truyền, vận động và yêu cầu các hộ dân ký cam kết “ba không với rừng” (không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng), tình trạng phá rừng đã giảm hẳn.

Ông Phạm Mạnh Hồng, Phó trưởng Công an xã Quảng Thành thông tin: Địa phương hiện đang quản lý hơn 900ha rừng các loại. Trước đây, tình trạng phá rừng làm nương rẫy và sang nhượng đất đai trái phép diễn ra thường xuyên. Chỉ tính trong 3 năm từ 2014 đến 2016, có hơn 100ha rừng bị phá, chủ yếu do bà con phá rừng để làm nương rẫy.

Xã Quảng Thành có gần 5.000 nhân khẩu, trong đó có trên 2.000 nhân khẩu là đồng bào DTTS di cư tự do từ miền Bắc vào. Để quản lý tốt tình hình dân di cư tự do, năm 2017, trên địa bàn xã Quảng Thành đã có thêm 2 thôn mới được thành lập, đó là Nghĩa Thắng và Nghĩa Lợi.

Từ khi xã có thêm 2 thôn mới, chính quyền xã thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn thăm hỏi, động viên, hướng dẫn bà con sản xuất, chăn nuôi, nhờ đó, đời sống của bà con từng bước đi vào ổn định. “Chính quyền xã thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an vào địa bàn nắm số lượng dân di cư tự do để quản lý. Chính quyền xã cũng vận động Nhân dân không xâm phạm đất rừng phòng hộ; thường xuyên tuyên truyền thành lập câu lạc bộ "ba không" để người dân tham gia ký kết không phá rừng, không săn bắt động vật, không sang nhượng đất rừng", ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết.

BẮC NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.