Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái: Giữ màu xanh cho rừng phòng hộ

Thanh Ngà - 19:22, 04/11/2019

Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) không để xảy ra cháy rừng lớn, tình trạng chặt phá rừng phòng hộ cũng dần được đẩy lùi. Từ đó đã phát huy được tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái và góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Cán bộ Kiểm lâm tuần tra rừng.
Cán bộ Kiểm lâm tuần tra rừng.

Huyện Mù Cang Chải có 80.240,86ha diện tích đất có rừng, trong đó có rừng tự nhiên là 60.088,33ha và rừng trồng: 20.240,53ha, riêng rừng phòng hộ có trên 30.000ha, độ che phủ rừng đạt 67,06%.

Ông Nguyễn Tư Khoa, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cho biết: Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải đang quản lý hơn 46.000ha rừng, trong đó có 13.604ha rừng trồng, 31.891ha rừng tự nhiên, mỗi năm trồng mới từ 500 - 1.000ha rừng. Để quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đạt hiệu quả cao, huyện đã tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng giữa Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng giữa Chủ tịch UBND các xã, thị trấn với các trưởng bản; ký cam kết giữa trưởng bản với các hộ dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng, không vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.

Mặt khác, Hạt Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ của huyện phối hợp với chính quyền các xã ký hợp đồng với các nhóm hộ bảo vệ rừng ngay từ đầu năm theo quy định hiện hành. Ban Quản lý rừng và Hạt Kiểm lâm huyện đã ký 163 hợp đồng với đại diện các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, PCCCR cho người dân.

Ngoài công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tới người dân, huyện Mù Cang Chải thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không để xảy ra điểm nóng về phá rừng, khai thác, mua bán lâm sản trái pháp luật.

Trong năm 2018, trên địa bàn huyện đã phát hiện và lập biên bản xử lý 11 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, hoạt động tập kết, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật 7 vụ; vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng 1 vụ; khai thác rừng trái phép 2 vụ; phá rừng trái pháp luật 1 vụ. Huyện đã tịch thu 8,393m3 gỗ các loại. Phạt hành chính thu nộp ngân sách 62 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện đã phát hiện, lập biên bản xử lý 4 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong đó có vận chuyển lâm sản trái pháp luật 4 vụ, tịch thu 0,520m3 gỗ các loại và xử phạt hành chính thu nộp ngân sách 3 triệu đồng.

Từ đó tình trạng chặt phá cây rừng, gây cháy rừng giảm rõ rệt. Rừng sinh trưởng và phát triển tốt, đã và đang phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế từ khai thác tận thu sản phẩm từ rừng (nhựa thông), trồng cây dược liệu trong diện tích rừng hiện có; người dân được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm theo quy định, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện.

Song song với đó, nhận thức của người dân đã có chuyển biến tích cực, có ý thức trách nhiệm trong công tác trồng, chăm sóc rừng, quản lý và bảo vệ rừng. Nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy được ngăn chặn và dần được đẩy lùi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.