Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổ Phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc - Mô hình hay ở An Giang

Như Tâm - Văn Linh - 08:29, 03/01/2023

Hơn 8 năm hoạt động,“Tổ Phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc” xã biên giới An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã trở thành lực lượng quan trọng, tiếp sức cho cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tham gia và vận động người dân bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc, ổn định an ninh trật tự ở địa phương.

Hai đơn vị (phụ nữ xã An Phú và ĐBP Nhơn Hưng) chuẩn bị vệ sinh xung quanh cột mốc sau mùa nước lũ
Hai đơn vị (phụ nữ xã An Phú và ĐBP Nhơn Hưng) chuẩn bị vệ sinh xung quanh cột mốc sau mùa nước lũ

Trong cái của vùng đất Bảy Núi vào những ngày cuối năm, chị Neang Vượt (dân tộc Khmer) thành viên đầu tiên của “Tổ Phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc” đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện về tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ quê hương bằng những hành động cụ thể của chị em phụ nữ dân tộc Khmer nơi vùng đất biên cương này.

Ở các xã tuyến biên giới Tịnh Biên giáp nước bạn Campuchia, hầu hết là người Khmer sinh sống, đời sống kinh tế cũng còn nhiều khó khăn. Nhiều người có quan hệ với bà con nước bạn, khi có người nhờ và cho chút tiền, bà con liền tham gia vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Mặc dù, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng đã được các cấp chính quyền, lực lượng chức năng thường xuyên triển khai, tuy nhiên vì cuộc sống mưu sinh khó khăn và không phải người dân nào nhận thức hết được những quy định của pháp luật nên vẫn vi phạm. 

Bản thân chị Neang Vượt là người Khmer nên tiếp xúc với bà con thuận lợi hơn. Dù phải lo mưu sinh, chị vẫn sắp xếp việc gia đình hợp lý để dành thời gian gặp gỡ, vận động bà con không tự ý qua lại biên giới trái pháp luật.

Những cuộc tuần tra của hai đơn vị luôn xuất phát lúc mặt trời vừa lặng.
Những cuộc tuần tra của hai đơn vị luôn xuất phát lúc mặt trời vừa lặng.

Cũng như chị Neang Vượt, chị Nèang Si Na dù bận việc gia đình vẫn tranh thủ thời gian trò chuyện với bà con xung quanh, vận động bà con cùng tham gia giữ gìn đường biên, cột mốc biên giới. “Khi mình chuyện trò, bà con cũng nhiệt tình thông tin cho mình những vấn đề liên quan ở đường biên giới. Ví dụ như có người qua lại mà không xin phép, có người lạ đi qua biên giới. Từ đó mình báo cáo lên Hội Phụ nữ xã để thông tin cho các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng (ĐBP) Nhơn Hưng được biết”, chị Nèang Si Na chia sẻ.

“Tổ phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc” được Hội Phụ nữ xã An Phú phối hợp với ĐBP Nhơn Hưng thành lập từ tháng 6/2014. Lúc đầu chỉ có 15 thành viên tham gia, nhưng nay đã phát triển lên 35 thành viên, trong đó có 10 người dân tộc Khmer.

Chị Nguyễn Thị Sương - Chủ tịch Hội LHPN xã An Phú bộc bạch, không ít thành viên của tổ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng khi tham gia Tổ, các chị đều thực hiện rất tốt vai trò của mình là bảo vệ đường biên, cột mốc. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, có nhiều đối tượng lân la về các địa phương giới thiệu việc làm thu nhập cao, nhằm dụ dỗ người dân sang bên kia biên giới làm việc.

Do gần gũi với người dân, các chị đã nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của người dân rất nhanh chóng nên đã kịp thời tuyên truyền, giải thích những mối nguy hiểm trước lời dụ dỗ, nhờ đó đến nay, trên địa bàn xã chưa có trường hợp nào nghe theo lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao” sang làm việc ở các sòng bạc ở bên kia biên giới”.

Hàng tháng “Tổ phụ nữ gìn giữ đường biên, cột mốc” cùng ĐBP Nhơn Hưng họp mặt và chia sẻ tình hình chung tại khu vực biên giới.
Hàng tháng “Tổ phụ nữ gìn giữ đường biên, cột mốc” cùng ĐBP Nhơn Hưng họp mặt và chia sẻ tình hình chung tại khu vực biên giới.

Là một trong những người lớn tuổi trong Tổ, chị Nèang My luôn có mặt đầy đủ trong những buổi tuyên truyền, tham gia dọn vệ sinh khu vực cột mốc hay đi tuần tra dọc theo đường biên giới. “Vị trí cắm mốc nằm giữa đồng ruộng, khi mùa nước về làm ngập một phần cột mốc. Sau mấy tháng qua mùa nước nổi, nước rút đi, chúng tôi mới tập trung lau dọn và kiểm tra chân cột mốc có bị ảnh hưởng gì không để kịp thời báo về cho ĐBP. Được đóng góp công sức của mình cùng BĐBP cho việc bảo vệ đường biên, cột mốc không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm tự hào của chị em phụ nữ chúng tôi’, chị Nèang My chia sẻ.

Theo chị Nguyễn Thị Sương - Chủ tịch Hội LHPN xã An Phú, những năm qua, thực hiện quy chế phối hợp giữa Hội Phụ nữ xã An Phú và ĐBP Nhơn Hưng, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các cán bộ, chiến sĩ BĐBP cũng đã cùng với thành viên Tổ phụ nữ tham gia tuần tra đường biên, các cột mốc biên giới 271, 272, 273; tổ chức các hoạt động tuyên truyền ở các phum sóc, trong đồng bào dân tộc về phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; nhất là Luật Biên giới quốc gia, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống mua bán người, phòng chống ma túy…

Qua đó, giúp người dân ở khu vực biên giới nói chung và chị em phụ nữ nói riêng, nâng cao nhận thức về quy chế, quy định biên giới, kịp thời phát hiện tố giác các phần tử xấu về an ninh chính trị và những hành vi, dấu hiệu làm sai lệch đường biên, cột mốc biên giới.

Trên đường tuần tra
Trên đường tuần tra

Theo Đại úy Võ Văn Toán - Chính trị viên phó ĐBP Nhơn Hưng, nhằm phát huy vai trò nồng cốt, chuyên trách BĐBP trong quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Thời gian qua, hoạt động của “Tổ phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc” đã hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng BĐBP trong việc quản lý địa bàn, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giữ vững chủ quyền biên giới. 

Trong các hoạt động phối hợp, nhiều khi anh em vẫn nói vui, gọi các chị là những "nữ chiến binh" giữ gìn đường biên, cột mốc. Cũng nhờ sự tuyên truyền gần gũi, khéo léo của các chị, mà quần chúng Nhân dân phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

"Từ sự hòa quyện gắn bó thắm tình quân dân đã tạo nên bức tường thành vững chắc mà lực lượng đã xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân trên tuyến biên giới luôn bền chặt", Đại úy Võ Văn Toán khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.