Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Tình hữu nghị láng giềng giúp nhau trong mọi hoàn cảnh

Hoàng Thùy - 17:33, 13/12/2022

Cùng nhau hướng đến xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nhiều năm qua Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Mondulkiri (Campuchia) luôn gìn giữ và phát huy mối quan hệ láng giềng tốt đẹp ấy, tô thắm tình hữu nghị hai bên biên giới.

Thắm tình hữu nghị hai bên đường biên (Chuyên đề thông tin đối ngoại Sở TTTT Đắk Lắk)
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk trao tặng nhu yếu phẩm, vật tư y tế cho lực lượng bảo vệ biên giới Mondulkiri phòng chống dịch Covid-19

Giúp nhau khi hoạn nạn

Làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, chủ quyền của đất nước, lực lượng bảo vệ biên giới Đắk Lắk và Mondulkiri (Campuchia) luôn quan tâm, giúp nhau trong mọi hoàn cảnh.

Cách đây không lâu, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới, Thiếu úy Phâng Kchun thuộc Đồn Cảnh sát bảo vệ biên giới Me Ruch, thuộc Ty Công an tỉnh Mondulkiri, Campuchia đã bị thương ở chân, chảy nhiều máu. Đồn Cảnh sát bảo vệ biên giới Me Ruch đã liên lạc và đề nghị Đồn Biên phòng Sêrêpốk hỗ trợ.

Sau khi báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, cán bộ, chiến sĩ và quân y Đồn Biên phòng Sêrêpốk hỗ trợ đã khâu, băng bó vết thương, hỗ trợ thuốc và vật tư y tế.

Hay câu chuyện chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, đã kịp thời cứu chữa một sĩ quan của lực lượng bảo vệ biên giới qua cơn nguy hiểm mấy năm trước, Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ea H’leo kể: Giữa tháng 10/2019, trong lúc cùng sĩ quan binh sĩ đi tuần tra trên biên giới, đến chốt đóng đối diện với Đồn Biên phòng Ea H’leo, Đại úy Chum Sok Nin, Đồn trưởng đồn Cảnh sát bảo vệ biên giới Ô Rô đột ngột lên cơn nóng sốt, ho cơn liên tục, sức khỏe xấu đi. Đoàn tuần tra định đưa đồng đội về bệnh viện Senmonorum của tỉnh Mondulkiri (Campuchia), nhưng cách xa gần 100 cây số, đường giao thông vô cùng khó khăn sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đã gọi điện sang Đồn Biên phòng Ea H’leo nhờ giúp đỡ.

Thắm tình hữu nghị hai bên đường biên (Chuyên đề thông tin đối ngoại Sở TTTT Đắk Lắk) 1
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk tặng quà lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia

Được sự đồng ý của cấp trên, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo nhanh chóng đón Đại úy Chum Sok Nin về Bệnh xá Quân dân y 737 thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 (Quân khu V) sơ cứu ban đầu. Đồng thời, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk cử Quân y Trung tá Phùng Văn Bình từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê đến hỗ trợ.

Sau khi sơ cứu, Đại úy Chum Sok Nin được chuyển đến bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên tiếp tục chữa bệnh. Hơn 1 tuần điều trị tại Việt Nam sức khỏe của Đồn trưởng Ô Rô dần ổn định và gia đình đưa về thành phố Senmonorum tiếp tục điều trị, chăm sóc.

Thắt chặt tình hữu nghị

Trong mọi hoàn cảnh, lực lượng Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk luôn sẵn sàng hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ nước bạn, nhất là lúc hoạn nạn, khó khăn. Nhớ lại trận lũ trong cơ bão số 3 năm 2019, Thiếu tá Mai Xuân Nam, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sêrêpốk kể: Nước sông Sêrêpốk lên rất nhanh, chỉ trong vài giờ đồng hồ cả một khoảng rừng già ngập sâu trong nước, và Đồn cảnh sát bảo vệ biên giới Me Ruch đối mặt với nguy hiểm. Thời điểm lúc bấy giờ Thiếu tá Chhut Mơi, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn cảnh sát bảo vệ biên giới bộ 303, Ty Công an tỉnh Mondulkiri đang kiểm tra tại Đồn Me Ruch đề nghị sự giúp đỡ khẩn cấp của Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk, trực tiếp là Đồn Biên phòng Sêrêpốk. Ngay lập tức, chúng tôi triển khai lực lượng cùng xuồng máy ứng cứu kịp thời 6 sĩ quan, binh sĩ và 2 người dân Campuchia về đơn vị tránh lũ. Trong đó, có một sĩ quan bị sốt, anh em trong đồn đã chăm sóc cẩn thận cho đến khi sĩ quan đó khỏe lại.

Thắm tình hữu nghị hai bên đường biên (Chuyên đề thông tin đối ngoại Sở TTTT Đắk Lắk) 2
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk cứu hộ quân và dân Campuchia trong đợt lũ năm 2019

Không chỉ cứu hộ trong cơn lũ, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk còn chung tay, đồng hành cùng sỹ quan, binh sĩ các đồn chốt biên giới bạn khắc phục hậu quả, từng bước ổn định cuộc sống…

Cảm kích trước sự hỗ trợ tận tình của Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk, Thiếu tá Chhut Mơi, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Cảnh sát bảo vệ biên giới bộ 303, Ty Công an tỉnh Mondulkiri, Campuchia chia sẻ: Chúng tôi biết ơn tình cảm của Đồn Biên phòng Sêrêpốk không chỉ hỗ trợ trong hoàn cảnh cấp bách, mà con tận tình giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ chúng tôi chăm sóc sức khỏe, khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Hay như khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã hỗ trợ lực lượng bảo vệ biên giới và Nhân dân tỉnh Mondulkiri hàng chục tấn vật chất, bao gồm các nhu yếu phẩm, vật tư y tế cần thiết phục vụ công tác phòng chống dịch. Sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa lúc khó khăn, chính là minh chứng sống động cho tình hữu nghị của hai bên.

Thiếu tướng On Bun Narit, Phó Giám đốc Ty Công an tỉnh Mondulkiri nhấn mạnh: "Sự giúp đỡ to lớn trong thời gian qua của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk, là nguồn động viên lớn, và cũng tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi khắc phục những khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị và chúc cho tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai lực lượng ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn của Chính phủ và Nhân dân hai nước".

Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp trong quản lý, bảo vệ biên giới giữa hai bên, nhất là hoạt động trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, Đồn Biên phòng Sêrêpốk còn hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và vật tư y tế cho Đồn Cảnh sát bảo vệ biên giới Me Ruch. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, tin cậy giữa hai bên ngày càng bền chặt, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.