Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Ninh: Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Như Lan - 14:29, 15/11/2020

Tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.

Cánh đồng khóm hữu cơ tại xã Bình Thạnh, TX.Trảng Bàng.
Cánh đồng khóm hữu cơ tại xã Bình Thạnh, TX.Trảng Bàng.

Theo Kế hoạch, giai đoạn 2020 - 2025, Tây Ninh định hướng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, heo, dê, gà.

Trong đó, vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 35 - 50ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 15 - 28ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 63ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 2 - 5ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 1.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 60.000 con.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn với chỉ tiêu cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 70 - 110ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 85 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 75 - 170ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 8 - 10ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 2.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 100.000 con.

Một nhà vườn trồng, chăm sóc cây ăn trái theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Một nhà vườn trồng, chăm sóc cây ăn trái theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Ðể đạt được các mục tiêu trên, địa phương này cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại và gia trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ; phát triển sản xuất hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; triển khai các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ nhà nông-người sản xuất nông nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ.

Việc triển khai kế hoạch này nhằm thực hiện Ðề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch và dịch vụ…

Một gian hàng nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh
Một gian hàng nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh

Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ còn giúp tạo ra môi trường an toàn cho người sản xuất và sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

(Bài viết thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.