Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông nghiệp hữu cơ: Bước đột phá trong sản xuất hàng hóa

Khánh Thi - 11:45, 07/09/2020

Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là một trong những xu hướng tiến bộ và tất yếu vì đã tạo ra những giá trị căn cốt, mang tính bền vững. Cùng với định hướng của Nhà nước thì hướng đi này đang được các thành phần kinh tế, bà con nông dân hưởng ứng.

Nông nghiệp hữu cơ: Bước đột phá trong sản xuất hàng hóa

Năm 2016, bà con nông dân ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) tiếp cận với mô hình sản xuất lúa theo phương thức canh tác tự nhiên (CTTN). Lần đầu tiên, họ làm quen với việc sản xuất lúa không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà phải học để tạo ra các chế phẩm bảo vệ cây lúa từ tỏi, ớt, gừng, đường… Khó nhất là khâu làm cỏ, phải làm bằng tay hoặc sử dụng máy làm cỏ, không sử dụng thuốc hóa học.

Vì thế, ban đầu chỉ có 11 hộ tham gia mô hình, canh tác trên diện tích 1ha. Nhưng ngay trong vụ đầu tiên, bà con được mùa với năng suất đạt 230 kg/sào. So sánh với sản xuất thông thường, mô hình CTTN mang lại giá trị cao hơn từ 1,5 - 1,7 lần. Từ chỗ chỉ có 11 hộ tham gia, đến nay mô hình CTTN ở Triệu Phong đã có hơn 300 thành viên, canh tác trên diện tích gần 50ha.

Giá trị của cây lúa càng được nâng lên khi mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất là Hợp tác xã Nông sản sạch CTTN Triệu Phong được thành lập (năm 2017), tạo nên thương hiệu “Gạo sạch Triệu Phong”. Sản phẩm này đã đạt giải Nhất tại Hội nghị quốc tế về các công nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường và vì cộng đồng được tổ chức tại Hàn Quốc; đồng thời vừa được cấp chứng nhận chất lượng hữu cơ Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm được phân hạng 4 sao trong Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” của tỉnh Quảng Trị.

Mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ của người nông dân Triệu Phong đang là xu hướng được lựa chọn ở nhiều địa phương trên cả nước, được ứng dụng trên nhiều loại cây, con chủ lực. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang góp phần làm sạch môi trường sống; nhiều cánh đồng đã được hồi sinh nhờ CTTN, được các thành phần kinh tế, bà con nông dân hưởng ứng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến nay, đã có 46/63 tỉnh, thành phố có tổ chức nông nghiệp hữu cơ với diện tích trên 233.000ha, huy động được 60 doanh nghiệp tham gia trực tiếp sản xuất, có 200 hợp tác xã, 173.000 nông dân sản xuất hữu cơ. 

Đáng chú ý, sản xuất theo hướng hữu cơ đang đem lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân, đặc biệt là đối với người trồng lúa - loại cây trồng chủ lực có diện tích lớn nhất nước ta. 

Hiệp định Thương mại tự do với châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đang mở rộng cửa cho gạo Việt Nam. Một số dòng gạo cao cấp đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng châu Âu quan tâm là gạo hữu cơ, gạo hữu cơ nguyên cám, gạo thảo dược và gạo tím, thị trường hẹp nhưng có giá bán cao gấp 3 - 4 lần, thậm chí gấp 12 lần gạo thường. 

Mới đây, lần đầu tiên chủng loại gạo thơm ST20 đã được bán tại thị trường châu Âu với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất mà gạo Việt Nam đạt được sau 30 năm tham gia xuất khẩu.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra giá trị bền vững khi tạo ra dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên trong suốt quá trình canh tác. Sản xuất hữu cơ không chỉ tốt cho người tiêu dùng mà còn tốt cho người sản xuất, tốt cho phát triển trong hiện tại và tương lai.

“Sản xuất hữu cơ không phải là cái gì đó cao siêu, mà tất cả nông dân, hợp tác xã đều có thể làm được, miễn là tuân thủ đúng quy trình, đẩy mạnh liên kết sản xuất thì sẽ tạo thành chuỗi kinh tế an toàn và bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

Ngày 23/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030. Mục tiêu là đến năm 2025 phát triển diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt và năm 2030 đạt khoảng trên 2% với cây trồng chủ lực như lúa, rau, đậu, cây ăn quả, các loại...


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.