Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xã Zuôih phát triển nông sản địa phương

Nguyễn Văn Sơn - 16:48, 28/09/2020

Những năm gần đây, được sự trợ giúp từ nhiều phía, đồng bào Cơ Tu ở xã Zuôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam) có điều kiện sản xuất, lựa chọn phát triển các mô hình làm ăn hiệu quả từ nông sản để hỗ trợ nhân rộng, giúp nhiều hộ dân cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Giống lúa của đồng bào Cơ Tu góp phần tạo nên các loại nông sản đặc trưng của xã Zuôih
Giống lúa của đồng bào Cơ Tu góp phần tạo nên các loại nông sản đặc trưng của xã Zuôih

Xã Zuôih, huyện Nam Giang có 3 thôn là: Pà Đhí, Công Dồn và Pà Rum, với 99% là đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống. Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, vài năm gần đây, người dân xã Zuôih đã xen canh tăng vụ, trồng các loại đậu, sắn, bắp, phát triển những loại cây trồng đặc sản của địa phương như: Mít, bưởi, cam, chuối mốc, ba kích tím... 

Cùng với giống lúa địa phương của đồng bào Cơ Tu, ở xã Zuôih còn phát triển cây bắp 15,22ha, sắn 6,58ha, khoai lang 0,62ha, đậu các loại đến 135ha, chuối mốc gần 5,8ha, thơm (dứa): 0,54ha, cây dược liệu địa phương có nguồn gốc từ rừng gần 67.000 cây ba kích tím, 20.000 cây chè dây ra zéh (tương đương gần 5ha) và hơn 800 cây tà vạt. Đến hết năm 2019, toàn xã trồng mới khoảng 10.000 cây ăn quả các loại như: Mít, cam, cây loòng bong (tương đương 11,49ha), góp phần tạo nên các loại nông sản đặc trưng của xã Zuôih. 

Từ khi chuyển sang trồng cây ba kích tím, thu nhập của nhiều hộ dân trong xã đã cải thiện đáng kể. Chị Alăng Hy thôn Pà Đhí chia sẻ: “Gia đình tôi thu hoạch cây ba kích tím cung cấp cho chợ đầu mối tại Chà Val (Trung tâm cụm xã vùng cao Nam Giang) và chợ huyện Thạnh Mỹ. Họ lấy rất nhiều nên có thời điểm gia đình không đủ hàng để bán”.

Còn chị Zơrâm Bằng, thôn Công Dồn cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ làm nương rẫy, đời sống gặp nhiều khó khăn. Được xã hỗ trợ 100 gốc cây chuối mốc ban đầu, đến nay gia đình đã phát triển được gần 700 gốc (với 1ha), thu nhập thường xuyên 3 - 4 triệu đồng/tháng, giúp gia đình cải thiện đời sống.

Ông Bh’ling Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Zuôih chia sẻ: Kể từ khi huyện Nam Giang triển khai Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, bà con ở xã Zuôih có điều kiện phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp và các loại cây trồng địa phương, chất lượng cao như: Chuối mốc, mít, cam, đậu... Các loại dược liệu như: Sâm ba kích tím, đinh lăng, mật nhân, mật ong rừng... Những sản phẩm này đang trở thành sản phẩm chủ lực trong việc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào Cơ Tu trong xã. 

Ông Pơloong Diệu, Chủ tịch UBND xã Zuôih khẳng định: Hiện nay, trên địa bàn xã Zuôih có tất cả 397 nhóm hộ gia đình đăng ký tham gia phát triển kinh tế theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Từ đó đem lại hiệu quả, tạo ra các nông sản hữu cơ, sạch, an toàn và sản xuất theo chuỗi giá trị, được nhân rộng trong sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương đang nỗ lực xây dựng nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý... cho các loại nông sản đặc trưng của xã. Khi có thương hiệu, giá trị sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, giúp đồng bào thu nhập ổn định và yên tâm gắn bó sản xuất những mặt hàng nông sản đặc sản truyền thống của địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn xã Zuôih có tất cả 397 nhóm hộ gia đình đăng ký tham gia phát triển kinh tế theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ, sạch. Từ đó đem lại hiệu quả, tạo ra các nông sản hữu cơ, sạch, an toàn và sản xuất theo chuỗi giá trị, được nhân rộng trong sản xuất”.

Ông Pơloong Diệu Chủ tịch UBND xã Zuôih

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.