Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Tây Ninh

Như Lam - 17:10, 11/11/2020

Tỉnh Tây Ninh đang chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng bảo vệ môi trường, hướng đến việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng thế mạnh, tăng giá trị sản xuất cho người dân.

Tây Ninh triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Tây Ninh triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, khu vực kinh tế hợp tác với nòng cốt là các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đang phát huy tốt vai trò dẫn dắt kinh tế hộ, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân từ nhỏ lẻ sang tập trung, chú trọng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo kế hoạch định hướng giai đoạn 2020 - 2025, Tây Ninh sẽ hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng gồm: Lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, lợn, dê, gà.

Bao gồm: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 35 - 50 ha; vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 15 - 28 ha; vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 63 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 2 - 5 ha. Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ có số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 1.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 60.000 con.

Vùng sản xuất hữu cơ của tỉnh Tây Ninh ngày càng được nhân rộng
Vùng sản xuất hữu cơ của tỉnh Tây Ninh ngày càng được nhân rộng

Cũng theo kế hoạch, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Tây Ninh triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn với chỉ tiêu cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 70 - 110 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 85 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 75 - 170 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 8 - 10 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 2.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 100.000 con.

Chăm sóc cây giống
Chăm sóc cây giống

Việc triển khai kế hoạch này nhằm thực hiện Ðề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.