Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng niềm tin cho hàng Việt

Tùng Nguyên - 14:57, 06/12/2019

Với việc triển khai Chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào thực chất hơn.

Sản phẩm OCOP là những nông sản thế mạnh của địa phương
Sản phẩm OCOP là những nông sản thế mạnh của địa phương

Sau 10 năm thực hiện (2009 -2019), Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) đã đạt được những kết quả rất to lớn. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản phẩm.

Cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu hơn khi các địa phương triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đây là Chương trình dựa trên các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương và là những đặc sản lâu đời của quê hương, được nâng cao giá trị trong một “cuộc chơi” đầy sáng tạo nhưng cũng rất khắt khe.

Từ quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, có chứng nhận chất lượng, liên tục được đổi mới cả về chất lượng lẫn mẫu mã, được hỗ trợ xúc tiến quảng bá nên các sản phẩm OCOP đã và đang mở rộng thị phần, được người tiêu dùng lựa chọn. Không còn chỉ bày bán ở chợ, sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, Big C, Vinmart, tham gia hội chợ hàng Việt tại nhiều tỉnh, ra các hội chợ quốc tế…

Với lợi thế của sản phẩm OCOP là niềm tin của người tiêu dùng, việc kêu gọi “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không còn là khẩu hiệu. Đây là hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho bà con nông dân.  

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.