Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gỡ khó để phát triển OCOP

Tùng Nguyên - 14:17, 06/12/2019

Các sản phẩm khi tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã được nâng tầm giá trị. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khó khăn cần sớm được tháo gỡ để sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển.

Dược liệu ba kích Tây Giang (Quảng Nam) là nguyên liệu của sản phẩm rượu ba kích Chính Châu
Dược liệu ba kích Tây Giang (Quảng Nam) là nguyên liệu của sản phẩm rượu ba kích Chính Châu

Đối với nhóm hàng thực phẩm, một trong những khó khăn hiện nay của các chủ thể kinh doanh là việc hoàn thiện hồ sơ, nhất là khâu kiểm định, chứng nhận chất lượng. Hầu hết không nắm được sản phẩm của họ cần phân tích bao nhiêu chỉ tiêu an toàn thực phẩm mới đảm bảo quy định, giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu này là bao nhiêu...

Để kiểm định, đa số các chủ thể sản xuất đều phải đến Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế). Với những chủ thể sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì đây là một hành trình không hề dễ dàng.

Như cơ sở sản xuất kinh doanh rượu đẳng sâm Đức Huy và rượu ba kích Chính Châu (Tây Giang, Quảng Nam), vì điều kiện xa xôi nên gặp khó trong thủ tục làm hồ sơ công bố sản phẩm, vì không thể ra đến tận Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để làm thủ tục. Do đó, dù sản phẩm đã hoàn thiện, đang bước vào khâu xúc tiến thương mại nhưng cũng khó tham gia để xếp hạng.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đến đâu cũng là điều khiến nhiều chủ thể sản xuất hoang mang. Khi sản phẩm đạt 3 - 4 sao thì cách tiếp cận thị trường sẽ như thế nào?

Chưa kể, các thủ tục về công bố sản phẩm, nhất là công bố sản phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn quá khó khăn, phức tạp. Nếu tự làm thì ngoài khả năng, còn nếu thuê đơn vị tư vấn thì chủ thể sản xuất phải tốn cả trăm triệu đồng. Hồ sơ quy định để đánh giá sản phẩm có đến 17 nội dung và còn cần rất nhiều hồ sơ minh chứng khác, nhưng chủ thể sản xuất ở miền núi, nông thôn khó kiêm nhiệm.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.