Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tinh xảo nghề đúc đồng Đại Bái

Việt Hà - 09:52, 06/12/2019

Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay còn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang. Từ bao đời nay, kỹ thuật luyện đồng Đại Bái không ngừng hoàn thiện và tinh xảo.

Để có được những sản phẩm bằng đồng tinh xảo, đòi hỏi các nghệ nhân, người thợ làng Đại Bái phải có kinh nghiệm lâu năm, khéo léo, tỉ mỉ, tạo nên cái “hồn” riêng cho mỗi sản phẩm
Để có được những sản phẩm bằng đồng tinh xảo, đòi hỏi các nghệ nhân, người thợ làng Đại Bái phải có kinh nghiệm lâu năm, khéo léo, tỉ mỉ, tạo nên cái “hồn” riêng cho mỗi sản phẩm

Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ dụng cụ gia đình với xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau. Đến đầu thế kỷ XI, nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu, dân làng tôn ông là “Tiền tiên sư”. Làng nghề bị mai một trong những năm kháng chiến và được khôi phục lại sau năm 1975, khi đất nước thống nhất.

Nay, làng đã tổ chức sản xuất những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đồ dùng gia dụng đến các đồ thờ tự được khách hàng ưa chuộng, như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, chữ đồng thư pháp, hoành phi, câu đối bằng đồng... cho đến các sản phẩm mỹ thuật bằng đồng như tranh đồng… Kỹ thuật luyện đồng Đại Bái không ngừng hoàn thiện và ngày càng tinh xảo.

Bên cạnh đó, làng nghề Đại Bái còn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội truyền thống làng Đại Bái - nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương.

Làng Đại Bái nay có 5 xóm, mỗi xóm chuyên một loại sản phẩm, như: Xóm Sông chuyên đồ thờ và chậu; xóm Tây chuyên về mâm, chiêng, cồng, thanh la; xóm Giữa chuyên niêu, siêu; xóm Ngoài chuyên nồi... Hiện làng có trên 70 doanh nghiệp và gần 700 hộ làm nghề với hơn 1.700 lao động chuyên làm các mặt hàng từ đồng, nhôm truyền thống.

Hiện, các sản phẩm đồng Đại Bái đã xuất khẩu sang được các thị trường khó tính như Nhật Bản, các nước châu Âu và Đông Nam Á… Riêng năm 2018, doanh thu của làng ước đạt 260 tỷ đồng, đời sống của người dân nơi đây ngày càng được tăng lên.

Với khát vọng, hoài bão của những người dân làng nghề đúc đồng Đại Bái, nội lực từ chính đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù, sáng tạo của những người thợ đúc đồng nơi đây đã và đang góp phần tạo dựng cho nghề truyền thống của quê hương Đại Bái ngày càng khởi sắc, vươn xa.

Để gìn giữ và phát triển làng nghề, đồng thời, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất đồ đồng thủ công đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm. Giờ đây, những sản phẩm đồng không dừng lại ở việc trau chuốt, trơn nhẵn, mà người ta còn khảm, cẩn các chi tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo trang trí lên bề mặt các sản phẩm cho thêm phần sinh động, đẹp mắt...

Cùng với đó, việc mở rộng thị trường cũng được quan tâm, các sản phẩm của Đại Bái không còn bó hẹp quanh làng nghề mà đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến thông qua các cửa hàng đại diện, website quảng bá sản phẩm của làng nghề.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.