Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Chuyên nghiệp hóa” sản phẩm OCOP

TÙNG NGUYÊN - 17:32, 28/09/2019

Hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ là vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và đảm bảo quyền sở hữu đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Yêu cầu này đối với các sản phẩm OCOP lại càng phải được chú ý nhiều hơn.

Nước mắm Cái Rồng ở Vân Đồn là sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể từ năm 2013.
Nước mắm Cái Rồng ở Vân Đồn là sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể từ năm 2013.

Đối với mỗi sản phẩm OCOP, theo định kỳ sẽ được “sát hạch” để cấp lại hoặc nâng sao. Những kỳ “sát hạch” này là để kiểm tra các sản phẩm có tiếp tục giữ vững, hoặc nâng cấp, hoặc không đáp ứng các điều kiện, qua đó xác định giá trị thương hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm.

Trong tháng 6/2019, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức kiểm tra, rà soát sản phẩm OCOP đến hạn cấp lại sao sau 3 năm triển khai tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng các sản phẩm. Qua kiểm tra, đã có 14 sản phẩm được cấp lại sao, 2 sản phẩm phải xem xét nhãn hiệu và một số sản phẩm dừng cấp sao do không đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, quá trình kiểm tra đã phát hiện một số sản phẩm không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu sản phẩm.

Đáng chú ý trong đó có sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng của Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng đã bị Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh tạm dừng cấp lại chứng nhận để xem xét nhãn hiệu.

Điều này khá ngạc nhiên vì nước mắm Cái Rồng là sản phẩm nổi tiếng của thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể từ năm 2013.

Để sử dụng nhãn hiệu tập thể này thì doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Vân Đồn là đủ. Nhưng đây cũng là “kẽ hở” để nhãn hiệu tập thể bị lợi dụng, bởi khi tham gia nhãn hiệu tập thể, tất cả làm tốt thì không sao, nhưng nếu có đơn vị làm không tốt thì tất cả đều bị ảnh hưởng.

Việc sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng của Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng bị tạm dừng cấp chứng nhận OCOP cũng một phần xuất phát từ sự chủ quan của doanh nghiệp khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cá nhân hay tập thể đều phải gắn liền với việc bảo hộ “bản quyền”, từ đó tạo nên sự chuyên nghiệp hóa cho sản phẩm OCOP.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.