Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu thị trường quốc tế

PV - 17:55, 02/08/2019

Đây là phát biểu nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc Vận động) tổ chức sáng 2/8, tại Hà Nội.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Trần Quốc Vượng đánh giá cao Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp đã tích cực, chủ động quán triệt, vận động các tầng lớp Nhân dân triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động. Qua đó, góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; sản xuất ra nhiều hàng Việt có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động phát biểu khai mạc Hội nghị Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, cách đây 10 năm (năm 2009), Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cuộc vận động đã được sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ các cấp, ngành công thương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đã chú trọng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất và quản lý. Từ đó tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, chinh phục được người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới.

Toàn cảnh Hội nghị. Toàn cảnh Hội nghị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc triển khai Cuộc vận động vẫn còn nhiều hạn chế và gặp khó khăn, thách thức. Cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước ngày càng phức tạp hơn, nhất là khi thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và Nhân dân. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, yêu cầu cao hơn đối với hàng hóa Việt về quy chuẩn, chất lượng.. .Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, trong thời gian tới Cuộc vận động cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sáng tạo, thiết thực hơn nữa.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh các doanh nghiệp, người sản xuất cần không ngừng đổi mới, triệt để ứng dụng khoa học - công nghệ; khơi dậy bản lĩnh, ý chí, sức sáng tạo của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh; chú trọng xây dựng thương hiệu hàng Việt.  Phấn đấu hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn, chất lượng cao, giá thành hạ, tính cạnh tranh lớn, chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

Nhân dịp này, Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã trao Bằng khen cho 82 tập thể và 147 cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong những năm qua.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Với kênh bán lẻ truyền thống, hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010 nhập siêu 12,5 tỷ USD; năm 2018 xuất siêu gần 7,2 tỷ USD). Một số ngành hàng có thế mạnh như dệt may, da giày đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chiếm khoảng 40-50%). 

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.