Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở Mường Nhé: Khi ý thức người dân được nâng cao

PV - 10:09, 02/12/2019

Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ý thức của người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé - huyện vùng sâu, vùng xa nhất tỉnh Điện Biên đã có nhiều thay đổi. Người dân đã quan tâm, coi trọng việc sử dụng hàng Việt Nam trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

Gia đình chị Lý Thị Xé đến chợ mua sắm hàng Việt.
Gia đình chị Lý Thị Xé đến chợ mua sắm hàng Việt.

Có mặt tại chợ Trung tâm huyện Mường Nhé, buổi chiều cuối ngày nhưng người đến chợ mua sắm vẫn khá đông đúc. Ở góc chợ, anh Pờ Pố Chớ, bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu đang loay hoay chọn, thử đồ cho cô con gái năm nay vào học lớp 2 Trường Tiểu học Sín Thầu. Cầm trên tay hai chiếc áo trắng có thêu bông hoa trên ngực trái, đều là hàng Việt Nam, anh Chớ cho hay: Hai chiếc áo trắng này có giá 160 ngàn đồng, không phải là đắt, nên tôi mua để con gái mặc đi học.

Từ nhiều năm nay, anh Chớ và gia đình thường sử dụng hàng Việt Nam trong sinh hoạt và đời sống, vì giá cả hợp túi tiền, mẫu mã đẹp.

Tại một góc chợ khác, chị Lý Thị Xé, ở xã Nậm Vỳ vừa chọn xong cho con gái và con trai 5 bộ quần áo do Việt Nam sản xuất. Chị Xé cho biết: Ở chợ huyện hầu hết là hàng Việt Nam, mẫu mã đẹp nên tôi hay đến mua vì chất lượng tốt, giá cả phù hợp.

Theo ông Đinh Công Hóa, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên, toàn huyện Mường Nhé có trên 340 tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó: hơn 300 hộ kinh doanh cá thể; 23 cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ và 14 doanh nghiệp, chi nhánh, công ty.

Song song với công tác QLTT, những phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” cũng được huyện chú trọng tổ chức thường xuyên. Năm 2018, đã có 13 doanh nghiệp tham gia trưng bày, bán sản phẩm hàng Việt Nam (với 24 gian hàng, doanh số bán hàng đạt gần 2,1 tỷ đồng, thu hút trên 2.500 người tham gia). 6 tháng đầu năm 2019, đã có 8 doanh nghiệp tham gia với 18 gian hàng, doanh số bán hàng đạt trên 1 tỷ đồng.

Ông Thào A Dế, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, cho biết: Những phiên chợ “Đưa hàng Việt về vùng cao” chính là cơ hội để người dân trên địa bàn có thêm nhiều lựa chọn khi mua sắm, tiếp cận với hàng Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh, cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.