Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mường Nhé (Điện Biên): Chủ động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Minh Thu - 10:54, 22/11/2019

Gần đây trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) xảy ra việc truyền đạo trái pháp luật với nhiều đạo lạ. Ðể đẩy lùi những hoạt động trái pháp luật, huyện Mường Nhé đã và đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mường Nhé tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tại xã Nậm Kè
Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mường Nhé tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tại xã Nậm Kè

Thời gian qua, lợi dụng sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, một số phần tử xấu đã lôi kéo, dụ dỗ người dân tại các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé tham gia các hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự tại cơ sở. Cùng với hoạt động của các nhóm đạo lạ mang tên “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, việc truyền đạo trái pháp luật, đòi thành lập “Nhà nước Mông”, xây dựng nhà nguyện trá hình… tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh trật tự.

Trước tình hình đó, Công an huyện Mường Nhé đã tăng cường 120 lượt cán bộ, chiến sĩ xuống cơ sở, kịp thời giải quyết các vụ việc nảy sinh. Phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tổ chức 120 buổi tuyên truyền tại 11 xã với trên 5.000 người tham gia, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào trong đấu tranh, phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

“Xã Mường Toong trước đây vốn là địa bàn phức tạp về hoạt động truyền đạo trái phép, nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi hoạt động này. Từ khi “cắm bản”, cán bộ, chiến sĩ Tổ Công tác địa bàn đã đến từng nhà nói chuyện, phân tích đúng sai, chung tay dựng nhà, gặt lúa cùng người dân, phát huy vai trò Người có uy tín tại các bản để vận động Nhân dân xóa bỏ đạo lạ”, Trung tá Mùa A Páo, Tổ trưởng Tổ Công tác xã Mường Toong cho biết.

Với sự vào cuộc quyết liệt, có trách nhiệm của lực lượng Công an, nhiều hộ dân ở các bản Huổi Cắn, Huổi Pinh đã tự nguyện bỏ đạo lạ, trở về phong tục truyền thống. Anh Giàng A H. ở bản Huổi Cắn cho biết: “Trước đây, tham gia đạo “Giê Sùa” với mong muốn được đấng tối cao che chở, không làm cũng có ăn. Sau một thời gian, chỉ thấy cái đói, cái nghèo bủa vây. Được cán bộ, chiến sĩ Công an vận động, phân tích đúng sai, tôi đã từ bỏ đạo, chăm chỉ làm ăn, không nghe, không tin lời kẻ xấu”.

Không tin lời kẻ xấu, người dân còn tích cực tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để cơ quan chức năng đấu tranh, bóc gỡ. 10 tháng đầu năm, Công an huyện Mường Nhé đã phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tổ chức đấu tranh, truy quét, bắt 22 đối tượng, thu giữ 400 triệu đồng, 1 tập tài liệu nghi là chữ Mông cổ, 36 chiếc quần, áo quân đội, công an Mông, súng tự chế… Tiếp tục phối hợp với các lực lượng truy bắt số đối tượng còn lại đang lẩn trốn, mở rộng đấu tranh với các đối tượng liên quan đến hoạt động lập “Nhà nước Mông”.

Cùng đó, Công an huyện tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, xóa bỏ đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”. Ðến nay đã vận động 61 hộ, 369 khẩu không theo các đạo lạ. “Hiện còn 16 hộ, 95 khẩu chưa chịu từ bỏ, Công an huyện tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, kiên quyết xóa bỏ; xử lý nghiêm những người hoạt động truyền đạo trái phép, tác động xấu đến khối đại đoàn kết dân tộc”, Đại tá Nguyễn Ngọc Trường, Trưởng Công an huyện Mường Nhé khẳng định.

Từ khi “cắm bản”, cán bộ, chiến sĩ Tổ Công tác địa bàn đã đến từng nhà nói chuyện, phân tích đúng sai, chung tay dựng nhà, gặt lúa cùng người dân, phát huy vai trò Người có uy tín tại các bản để vận động Nhân dân xóa bỏ đạo lạ”.

Trung tá Mùa A Páo, Tổ trưởng Tổ Công tác xã Mường Toong.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.