Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công an huyện Mường Nhé (Điện Biên): Học Bác để phục vụ Nhân dân tốt hơn

Minh Thư - 14:10, 24/09/2019

Những năm qua, phong trào Công an Nhân dân học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy gắn với Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai sâu rộng, với những việc làm thiết thực. Qua đó, tạo được niềm tin, tôn trọng của Nhân dân đối với lực lượng.

Chúng tôi đến trụ sở Công an huyện Mường Nhé vào khoảng 17 giờ chiều. Tại bộ phận làm căn cước công dân (CCCD), tuy đã muộn, nhưng Thiếu tá Sùng Thị Bia, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (CSQLHC về TTXH), Công an huyện Mường Nhé vẫn miệt mài với công việc của mình.

Sau khi được Thiếu tá Sùng Thị Bia giải thích cặn kẽ, về những quy định của pháp luật trong việc cấp mới CCCD, chị Sùng Thị Giàng sinh năm 1994, bản Co Lót 1, xã Mường Nhé cho biết: “Từ trước đến nay, tôi chưa ra khỏi xã bao giờ, cũng không có công việc gì cần đến CCCD hay sổ hộ khẩu. Được cán bộ Công an giải thích, tôi đã hiểu rõ quy định của pháp luật về thủ tục cấp CCCD.

Rời phòng làm việc của Đội CSQLHC về TTXH chúng tôi đến với Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (CSGT-TT). Mặc dù đã muộn, nhưng Thiếu tá Kháng Thị Khua vẫn mải miết với những bộ hồ sơ đăng ký mô tô, xe máy. Chia sẻ với phóng viên, Thiếu tá Khua cho biết: “Tôi đang cố gắng hoàn thiện sớm nhất những bộ hồ sơ xin cấp giấy đăng ký mô tô, xe máy, trình lãnh đạo Công an huyện ký để sáng mai trả cho người dân, đảm bảo tiến độ thời gian là 24 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ”.

Thiếu tá Sùng Thị Bia giải thích cho người dân đến làm thủ tục cấp CCCD.
Thiếu tá Sùng Thị Bia giải thích cho người dân đến làm thủ tục cấp CCCD.

Theo Thiếu tá Kháng Thị Khua, từ 3 năm nay, việc làm thủ tục đăng ký, sang tên, đổi chủ mô tô, xe máy đã được Đội CSGT-TT, Công an huyện Mường Nhé rút ngắn từ 2 ngày xuống còn 2 giờ, tối đa là trong ngày. Với những hồ sơ tiếp nhận vào cuối buổi chiều sẽ giải quyết trong buổi sáng ngày hôm sau.

Không chỉ tận tình, trách nhiệm trong công việc, nhiều năm qua, các chiến sỹ Công an huyện Mường Nhé đã tăng cường gặp gỡ, giao lưu, đối thoại với Nhân dân thông qua các hoạt động lồng ghép chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức tại huyện, xã.

Theo đó, huyện đã tổ chức 3 đợt “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”, thu được trên 60 ý kiến đóng góp của Nhân dân về lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, chiến sỹ, qua đó, kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục…

Bên cạnh đó, Công an huyện đã chủ động phối hợp với các phòng chức năng thuộc Công an tỉnh Điện Biên, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức vận động quần chúng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được 267 buổi với gần 22 nghìn lượt người tham gia. Phát huy vai trò của Người có uy tín, trưởng bản, trưởng các dòng họ ở cơ sở, Công an huyện vận động, thu hồi được 245 súng tự chế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...

Đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 05 Trung tá Pờ Pờ Sơn, Phó trưởng Công an huyện Mường Nhé khẳng định: “Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc từ nhận thức đến hành động của cấp ủy đảng, người đứng đầu và toàn thể cán bộ, chiến sỹ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân... từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.