Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Cô đỡ thôn bản - Cánh tay nối dài của ngành Y tế (Bài 2)

Hòa Bình - 14:10, 01/12/2023

Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.

Những cô đỡ thôn bản đã trở thành bà “mụ” của bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS
Những cô đỡ thôn bản đã trở thành bà “mụ” của bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS

Những bà “mụ” của phụ nữ DTTS

Trước đây, vì điều kiện kinh tế khó khăn, cho nên nhiều thai phụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai không có điều kiện đến các cơ sở y tế thăm khám sức khỏe. Bên cạnh đó, do phong tục tập quán nên phần lớn phụ nữ đều sinh đẻ tại nhà, thậm chí có nơi còn buộc các chị phải lên rừng để sinh. Từ thực tế này, những cô đỡ thôn bản đã trở thành những bà “mụ” của bao bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.

Chị Rơ Châm Alui đã có thâm niên gần 20 năm làm cô đỡ thôn bản, bà con làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh kể: Sau khi được học khóa đào tạo cô đỡ thôn bản tại Bệnh viện Từ Dũ, mình đã được trang bị nhiều kiến thức bổ ích trong việc khám thai, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai trước và sau sinh, nhất là kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ an toàn. Làng mình ở còn nhiều khó khăn lắm, nhiều gia đình không đủ tiền để đi đến bệnh viện nên họ tìm đến mình nhờ sự giúp đỡ. Mình thấy việc làm cô đỡ thôn bản là quyết định hợp nhất vì đã đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mình và bà mẹ, trẻ em trong làng.

Chị H’Thá cho biết: Mình mang thai lần đầu, không có nhiều kinh nghiệm nên rất lo lắng. Thật may, ngay từ khi mang thai, chị Alui thường xuyên tới nhà thăm khám, tư vấn, hướng dẫn tận tình việc ăn uống, vận động, sinh hoạt nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé, cho nên mình rất yên tâm. Đến khi sinh, chị Alui xũng giúp mẹ con mình vượt cạn thành công. Gia đình mình vui mừng và biết ơn Alui nhiều lắm!.

Trong năm 2022 có hơn 90 ca đẻ tại nhà ở xã Đê Ar thì cô đỡ HNhach đã đã đỡ đẻ thành công "mẹ tròn, con vuông" cho 24 ca
Trong năm 2022 có hơn 90 ca đẻ tại nhà ở xã Đê Ar thì cô đỡ HNhach đã đã đỡ đẻ thành công "mẹ tròn, con vuông" cho 24 ca

Tương tự, chị HNhach (xã Đê Ar, Mang Yang) không thể nhớ nổi mình đã giúp cho bao nhiêu sản phụ "mẹ tròn, con vuông", HNhach (xã Đê Ar, Mang Yang, Gia Lai) được người dân trong vùng trìu mến gọi là cô đỡ của những buôn làng. Biết rằng, muốn thay đổi thói quen của các sản phụ ở buôn làng ở Đê Ar là rất khó, nên cô đỡ HNhach càng dành nhiều thời gian hơn để tuyên truyền theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Trong năm 2022 có hơn 90 ca đẻ tại nhà ở xã Đê Ar thì cô đỡ HNhach đã trực tiếp đỡ đẻ cho 24 ca "mẹ tròn, con vuông" 

“Đa số thai phụ chọn sinh tại nhà là vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, xa cơ sở y tế và một phần vì thói quen chưa thay đổi được. Tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế sinh con để được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu họ vẫn muốn sinh con tại nhà, thì tôi sẽ hỗ trợ khám thai, chăm sóc sức khỏe và đỡ đẻ nếu thai thuận. Đối với các ca khó thì tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ chuyển lên tuyến trên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé”, chị Hnhach cho hay.

Gian nan cô đỡ thôn bản

Gia Lai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, có hơn 46% đồng bào DTTS sinh sống. Tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa, hầu hết phụ nữ đều sinh con tại nhà, nhiều người thiếu kiến thức về chăm sóc thai kỳ, chăm sóc trẻ sơ sinh.

Vì vậy, công việc những cô đỡ thôn bản như chị H’Nhach rất vất vả, tuy nhiên lại nhận được sự hỗ trợ rất ít. Chị H’Nhach chia sẻ: “Làm cô đỡ thôn bản phải nhiệt tình, chịu khó. Bất kể lúc nào, chỉ cần biết tin thai phụ cần giúp đỡ là mình ngay lập tức đến nơi. Nhiều khi đang đêm khuya, thời tiết khắc nghiệt, đường sá khó khăn nhưng mình không nề hà. Không chỉ đỡ đẻ cho phụ nữ trong xã mà những xã lân cận, ai cần giúp là mình luôn sẵn lòng”.

Cũng như bao cô đỡ thôn bản, bà Siu Khang (làng Plei Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang) đến nay, đã có thâm niên 30 năm làm cô đỡ. Bà Khang từng chứng kiến nhiều thai phụ sinh đẻ tại nhà gặp tai biến, có ca tử vong cả mẹ và con. Vì vậy, hễ nghe có thông tin thai phụ nào gặp khó khi sinh con là bà khăn gói đến ngay. “30 năm qua, tôi không nhớ đã đỡ cho bao nhiêu ca. Trước thì rất nhiều người sinh con tại nhà, nhưng nay thì ít hơn. 

Những năm gần đây, mỗi năm, tôi đỡ cho khoảng 20 ca, tất cả đều an toàn. Công việc không có thu nhập gì, nhiều thai phụ gia đình khó khăn, tôi còn tự bỏ tiền túi ra mua dụng cụ để đỡ đẻ cho họ. Việc làm không lương, vất vả, thời gian bất chợt… nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc, vì mình giúp được mọi người và tự nhủ lòng còn sức khỏe là còn gắn bó với nghề”, bà Khang thổ lộ.

Một lớp tập huấn cho đội ngũ cô đỡ thôn bản Gia Lai
Một lớp tập huấn cho đội ngũ cô đỡ thôn bản Gia Lai

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong năm 2022, toàn tỉnh có 2.216 phụ nữ có thai được cô đỡ thôn bản thăm khám, 226 phụ nữ mang thai có nguy cơ cao được cô đỡ thôn bản phát hiện; 860 phụ nữ có thai được cô đỡ giới thiệu đến cơ sở y tế; 129 trường hợp phụ nữ sinh đẻ tại cơ sở y tế, 16 trường hợp đẻ rơi được cô đỡ hỗ trợ và nhiều trường hợp bà mẹ sau sinh, trẻ sơ sinh có dấu hiệu nguy hiểm được cô đỡ thôn bản chuyển tuyến trên cấp cứu kịp thời. Vai trò, tầm quan trọng của cô đỡ thôn bản đã được xã hội và Nhà nước công nhận, tuy nhiên hành trình giữ nghề giúp “mẹ tròn con vuông” vùng đồng bào DTTS của các cô đỡ thôn bản vẫn còn gặp nhiều gian truân.

Ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai nhận định: Các cô đỡ thôn bản đều là người địa phương nên hiểu được phong tục tập quán của người dân, thông thạo địa bàn nên thuận lợi trong việc tư vấn chăm sóc thai kỳ, tuyên truyền, vận động các bà mẹ đến khám thai, hướng dẫn giúp họ phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm của mẹ và con trong quá trình mang thai, chuyển dạ… 

"Đa số cô đỡ còn trẻ nên năng nổ, nhiệt tình trong công tác. Nhờ có họ mà các ca tai biến sản khoa do sinh đẻ tại nhà được kéo giảm rất nhiều. Sự đóng góp của các cô đỡ thôn bản rất đáng biểu dương và ghi nhận. Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của cô đỡ thôn bản tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế", ông Nam cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.