Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cô đỡ Alui của làng Mrông Yố 2

Thùy Dung - 15:21, 26/05/2020

Gần 15 năm đảm nhiệm vai trò cô đỡ của làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai), cô đỡ Rơ Châm Alui, dân tộc Jrai đã kiên trì tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sinh đẻ, nhờ vậy các ca tai nạn sản khoa trong làng đã giảm đáng kể.

Cô đỡ Rơ Châm Alui (bên phải) chia sẻ về công việc của mình
Cô đỡ Rơ Châm Alui (bên phải) chia sẻ về công việc của mình

Vì điều kiện gia đình khó khăn, bố mất sớm nên Alui chỉ học hết cấp 2. Đến năm 2005, Alui được trạm y tế cử đi học lớp cô đỡ thôn bản ở Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) trong thời gian 6 tháng. Sau khóa đào tạo, Alui đã biết sử dụng các dụng cụ đỡ đẻ, cách vệ sinh cho mẹ và bé. Kết thúc khóa học, Alui được tài trợ 1 bộ đồ nghề đỡ đẻ gồm: Băng, gạc, đồng hồ, máy đo huyết áp…, khi trở về địa phương đảm nhiệm vai trò cô đỡ của làng Mrông Yố 2. Đến nay, chị đã gắn bó với nghề hơn 15 năm.

Chị Alui chia sẻ: “Trước đây, người làng mình sống trong hủ tục nhiều, không biết cách tìm các cán bộ để thăm khám, tự sinh đẻ ở nhà dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc. Vì vậy, mình muốn gắn bó với nghề để giúp đỡ dân làng, giảm thiểu các sự cố đáng tiếc do việc sinh con tại nhà”. 

15 năm gắn bó với công việc đỡ đẻ thôn bản, chị Alui luôn có mặt kịp thời khi người dân làng cần để giúp sản phụ chuyển dạ. Hoặc khi biết có chị em nào mang thai, chị Alui thường xuyên thăm hỏi, động viên sản phụ đến trạm y tế để tiêm phòng và củng cố thêm kiến thức sinh nở để sản phụ biết cách tự chăm sóc bản thân mình và yên tâm “vượt cạn”. Hơn 15 năm nay, chị Alui đã đỡ đẻ thành công hơn 30 ca tự sinh nở tại nhà”. 

Đối với những ca khó sinh, chị động viên sản phụ và người nhà đưa đến trạm y tế để sinh nở cho an toàn. Chị Alui chia sẻ: “Công tác vận động dân làng đi sinh ở trạm y tế xã là rất khó, vì chị em vẫn giữ thói quen sinh đẻ tại nhà. Để giúp chị em hiểu thêm về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, mình đã dẫn ra những tình huống sản phụ tự sinh nở tại nhà và nguy hiểm đến tính mạng, từ đó chị em bớt chủ quan, nâng cao nhận thức. Đến nay, hầu hết đều ra trạm y tế xã để sinh nở cho an toàn”.

Ở làng Mrông Yố 2, những đứa trẻ sau khi chào đời được 1 tháng sẽ được người nhà làm lễ Bluh Nhia (lễ thổi tai), khi đó người nhà sẽ mở tiệc rượu và mời chị Alui đến để cảm ơn và chung vui với gia đình. 

Chị Rơ Châm Sế (người làng Mrông Yố 2) cho biết: Ở làng này, nhiều nhà biết Alui lắm, Alui đỡ đẻ miễn phí cho người làng mình mà. Con mình chào đời cũng là do một tay Alui thăm khám, đỡ đẻ. Mình cảm ơn Alui nhiều lắm”.

Làng Mrông Yố 2 có 231 hộ, trong đó khoảng 180 hộ là người Jrai. Nhiều năm qua, với sự tận tụy, cống hiến thầm lặng của chị Alui mà ý thức của người dân làng Mrông Yố 2 trong việc sinh nở cũng nâng cao lên. Người dân từng bước đi qua hủ tục cũ, vượt qua những e ngại để nhờ đến sự giúp đỡ của những cô đỡ trong quá trình “vượt cạn”, nhờ vậy các ca tai nạn sản khoa do sinh đẻ tại nhà đã được hạn chế.

Công tác vận động dân làng đi sinh ở trạm y tế xã là rất khó vì chị em vẫn giữ thói quen sinh đẻ tại nhà. Để giúp chị em hiểu thêm về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, mình đã dẫn ra những tình huống sản phụ tự sinh nở tại nhà và nguy hiểm đến tính mạng, từ đó chị em bớt chủ quan, nâng cao nhận thức”.

Cô đỡ Rơ Châm Alui, dân tộc Jrai làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai)

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.