Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiệt huyết vì sức khỏe cộng đồng của Y Ngọc

PV - 10:21, 24/04/2018

“Nụ cười của những bà mẹ và đứa trẻ chính là động lực lớn để tôi gắn bó với công việc của cô đỡ thôn bản”, đó là tâm sự của chị Y Ngọc, 38 tuổi, dân tộc Xơ-đăng, cô đỡ thôn bản (CĐTB) kiêm nhân viên Y tế thôn Kạch Lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đăk Sao là xã thuộc diện ĐBKK, cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông 33km, đường sá đi lại rất hiểm trở, khó khăn. Dân số của xã có gần 3.200 người, với 100% là dân tộc Xơ-đăng. Xã có 10 thôn, trong đó, 7 thôn cần phải có CĐTB vì đường sá xa xôi, phong tục lạc hậu.

Y Ngọc- cô đỡ thôn bản kiêm nhân viên Y tế thôn Kạch Lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Y Ngọc- cô đỡ thôn bản kiêm nhân viên Y tế thôn Kạch Lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

 

Y Ngọc cho biết, trước đây, phụ nữ trong xã khi mang thai thường ít đến cơ sở để khám thai, khi đẻ thì theo tập quán đẻ tại nhà, nhờ người thân đỡ đẻ. Ngoài ra, đồng bào còn nhiều phong tục chăm sóc cho trẻ sơ sinh, trẻ em chưa đúng như: Không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm, ăn bổ sung quá sớm khi mới 2-3 tháng tuổi nên nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng; trẻ ốm đau không đưa đến trạm y tế khám và điều trị sớm, không được chữa trị kịp thời nên có trẻ tử vong...

Vì thế, ngay từ khi đi học, Y Ngọc đã luôn mong muốn trở thành CĐTB để giúp đỡ người dân trong bản. Sau khi học xong phổ thông cơ sở, Y Ngọc đã được chọn đi học lớp CĐTB từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2010.

Kết thúc khóa học, trở về quê nhà, Y Ngọc đã tuyên truyền cho bà con trong thôn, xã dần dần bỏ những tập tục lạc hậu. Y Ngọc nhớ lại: Có những ngày chị đi bộ cả mười mấy cây số đến tận nhà hoặc gặp những người phụ nữ mang thai đang đi làm rẫy để tuyên truyền về chăm sóc bản thân khi mang thai, an toàn khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Ban đầu chị đã gặp phải sự phản đối của bà con. Nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì, chị đã phân tích tỉ mỉ, thấu đáo để bà con dần hiểu và thực hiện việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

8 năm làm CĐTB kiêm nhân viên Y tế thôn, vượt qua những con đường gập ghềnh sỏi đá, Y Ngọc vẫn đêm ngày lặn lội tới thôn bản để chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Mỗi năm, Y Ngọc đỡ đẻ tại nhà an toàn cho khoảng 10 sản phụ. Chị hướng sản phụ và bà con cách chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin. Đối với các bà mẹ trong thai kỳ, Y Ngọc đã thăm khám giúp chị em phát hiện thai sớm, kiểm tra sức khỏe cho sản phụ. Năm 2017, chị đã thực hiện 132 lượt khám thai, phát hiện 2 sản phụ có nguy cơ, chuyển lên tuyến trên khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, Y Ngọc còn tích cực tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho các cặp vợ chồng trẻ...

Suốt 9 năm qua (từ 2009 đến nay), nhờ những nỗ lực tuyên truyền, vận động của Y Ngọc, tỷ lệ bà mẹ có thai trên địa bàn thôn Kạch Lớn II đi khám từ lúc chỉ đạt 50% năm đã tăng lên 93%; tỷ lệ sản phụ đẻ tại cơ sở y tế tăng từ 20% năm lên trên 60% năm; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên từ 35% xuống còn 8,7%. Những con số đó đã thể hiện sự nỗ lực, tận tâm và lòng nhiệt huyết của CĐTB Y Ngọc ở vùng ĐBKK, đem lại nềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi gia đình.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.