Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La: Những công trình mang lại niềm vui

Minh Thu - 16:18, 04/03/2021

“Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng đã mang niềm vui về cho bà con dân bản, ai cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản chung, cùng nhau phát triển sản xuất” - đó là chia sẻ của anh Lò Văn Toán, Trưởng thôn Nà Pồng, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi nói về hiệu quả của Chương trình 135 đối với sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của địa phương.

Các công trình kênh mương thủy lợi được xây dựng và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La phát triển sản xuất
Các công trình kênh mương thủy lợi được xây dựng và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La phát triển sản xuất

Niềm vui từ những công trình 

 Trưởng thôn Nà Pồng Lò Văn Toán cho biết, năm 2017, con đập tràn từ trung tâm xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn vào thôn Nà Pồng được hoàn thiện, đã tạo điều kiện giúp bà con trong thôn có đường đi lại thuận tiện, nhất là trong mùa mưa bão. Đặc biệt là hàng hóa, nông sản của bà con được thương lái thường xuyên qua lại thu mua hơn, nên bà con rất vui.

Theo anh Lò Văn Toán, nhận thức được lợi ích từ công trình đập tràn mang lại trong  sản xuất, đi lại sinh hoạt, bà con có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản chung. Thời gian qua, từ nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình thuộc Chương trình 135, bà con thôn Nà Pổng còn đóng góp trên 30 ngày công để tu sửa, dặm vá những chỗ hỏng hóc trên đập tràn và đường giao thông.

Ngoài  đập tràn này, từ năm 2016 đến nay, Phiêng Pằn được đầu tư gần 8 tỷ đồng xây dựng 4km đường giao thông và cầu tràn qua suối… “Những khó khăn về giao thông để vận chuyển nông sản, hàng hóa của đồng bào các thôn được giải quyết nên đồng bào đã nỗ lực tăng gia sản xuất thoát nghèo; đồng thời có trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng; cũng như tham gia bảo quản công trình không bị hư hỏng”, bà Lò Thị Phiên, Chủ tịch UBND xã Phiêng Pằn cho biết.

Hiệu quả của Chương trình 135 không chỉ thấy rõ tại Phiêng Pằn, mà còn ở nhiều bản làng khác trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mới đây, chúng tôi có dịp đến bản Nà Một, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, đúng thời điểm bà con đang nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất. Trên công trình thủy lợi được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 (năm 2016), cả trăm người tay xẻng, tay cuốc cùng nhau dọn dẹp, khơi thông kênh dẫn nước tưới cho cánh đồng Mường Và.

Trưởng bản Nà Một, ông Tòng Văn Kiên chia sẻ: “Nhà nước đã đầu tư công trình thủy lợi, là những người hưởng lợi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy phải có trách nhiệm quản lý, bảo vệ thật tốt công trình. Từ đó, phát huy hiệu quả công trình, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Ghi nhận tại huyện Sốp Cộp cho thấy, thực hiện hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, Chương trình đã đầu tư gần 54 tỷ đồng, địa phương đã xây dựng 46 công trình thủy lợi, điện, trường học, giao thông, nhà văn hóa, nước sinh hoạt. Các công trình ngay sau khi hoàn thiện đã được đồng bào khai thác sử dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế, sinh hoạt cộng đồng. Để công trình phát huy hiệu quả, sử dụng được lâu dài,  CT 135 cũng đã đầu tư gần 1,8 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng 38 công trình giao thông, thủy lợi và nước sinh hoạt; riêng trong năm 2020 là gần 600 triệu đồng,  duy tu bảo dưỡng 12 công trình.

Riêng năm 2020, toàn tỉnh Sơn La đã có 102 công trình hạ tầng được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Riêng năm 2020, toàn tỉnh Sơn La đã có 102 công trình hạ tầng được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tiền đề để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia 

Theo báo của của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2016-2020, từ nguồn vốn Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135, là trên 753 tỉ đồng,  tỉnh Sơn La đã đầu tư, xây dựng 576 công trình. Cụ thể 184 công trình giao thông; 75 công trình thủy lợi; 16 công trình điện; 166 nhà văn hóa; 77 công trình giáo dục 77; 14 công trình y tế, 54 công trình hạ tầng, thủy lợi. Riêng năm 2020, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 102 công trình.

Đáng nói là, trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, người dân được tham gia từ việc lập kế hoạch, lựa chọn công trình, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện, quản lý, khai thác, sử dụng... nên các công trình được đầu tư đáp ứng được nguyện vọng của người dân và phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. 

"Đây cũng chính là yếu tố quan trọng, để địa phương và người dân thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất của Nhân dân; đồng thời, là tiền đề để Sơn La triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 hiệu quả”, ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La khẳng định.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.