Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Quảng (Cao Bằng): Nguồn vốn hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào cải thiện cuộc sống

Minh Thu - 12:20, 01/02/2021

Từ nguồn vốn Chương trình 135, trong 2 năm 2019 - 2020, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đã triển khai có hiệu quả hợp phần hỗ trợ sản xuất. Nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS từng bước cải thiện, kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Hỗ trợ sản xuất với các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã tạo điều kiện giúp đồng bào DTTS ở Hà Quảng có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ sản xuất với các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã tạo điều kiện giúp đồng bào DTTS ở Hà Quảng có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

Theo con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, chúng tôi đến xóm Nà Sác, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ðây là xóm vùng cao điển hình về sự nỗ lực vượt khó vươn lên, phát triển sản xuất của đồng bào DTTS .

Trong 2 năm (2019-2020), với nguồn kinh phí từ hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135 ), đã có 35 hộ đồng bào nghèo xã Trường Hà được hỗ trợ phân bón, gà mía. Anh Đàm Văn Bội, người dân xóm Nà Sác chia sẻ: Năm 2019, gia đình anh được hỗ trợ phân bón lúa và 49 con gà mía, đồng thời được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ biết canh tác đúng kỹ thuật, năm qua, gia đình anh Bội thu hoạch được gần 50 bao lúa, tăng gần 5 bao so với năm 2019. Có kỹ thuật chăn nuôi và được hỗ trợ từ Nhà nước, đàn gà của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt, không bị bệnh. Năm qua, bán lứa gà được gần 7 triệu đồng, nhờ đó, anh Bội có tiền để trang trải cuộc sống gia đình và có thêm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Tại xã Đào Ngạn, gia đình chị Nguyễn Thị Vương, được hỗ trợ 1 máy tẽ ngô ba tác dụng và 1 đầu nổ 8 mã lực (tổng kính phí 8,5 triệu đồng) từ đầu năm 2020. “Với chiếc máy này, gia đình tôi giảm được công sức lao động, tiết kiệm được thời gian trong lao động, sản xuất. Việc được nhận hỗ trợ từ Chương trình 135 giúp người dân chúng tôi có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”, chị Vương chia sẻ.

Đã có nhiều hộ đồng bào nghèo nắm bắt cơ hội, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Như chia sẻ của anh Nông Thế Tài, xóm Tổng Cáng, xã Thượng Thôn: " Nhờ được cung hỗ trợ giống lạc và phân bón, gia đình mở rộng diện tích trồng trên 1ha, mỗi năm thu hoạch hơn 4 tấn lạc, thu gần 40 triệu đồng, gấp 2 - 3 lần trồng ngô, lúa".

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, Hà Quảng xác định chú trọng chăn nuôi đại gia súc, đồng thời phát triển cây cỏ voi là nguồn thức ăn. Từ nguồn lực của các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình 135, huyện Hà Quảng đã thực hiện các nội dung hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS phù hợp nhu cầu thực tế của đồng bào như phân bón, máy móc nông cụ, trâu bò, gà…

Nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình 135, diện mạo nông thôn, miền núi ở Hà Quảng đã có nét khởi sắc.
Nhờ thực hiện có hiệu quả Chương trình 135, diện mạo nông thôn, miền núi ở Hà Quảng đã có nhiều khởi sắc.

Trong 2 năm (2019-2020), huyện Hà Quảng đã đầu tư gần 350 triệu đồng, hỗ trợ cho trên 80 hộ đồng bào DTTS nghèo phát triển sản xuất. Biết nắm bắt cơ hội, cộng với sự cần cù, chịu khó, đời sống kinh tế của đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hà Quảng, có bước phát triển đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 37,92% (năm 2019), xuống còn trên 32% (cuối năm 2020).

Bà Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng khẳng định: Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Đại hội Đảng bộ huyện Hà Quảng khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu tổng quát, trong đó phấn đấu đến hết năm 2025, huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo và mục tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 4% trở lên. 

Theo đó, Huyện sẽ huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững. Tích cực xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn, chuyển giao KHKT phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện thoát nghèo bền vững cho bà con.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.