Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Kạn: Chương trình 135 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng DTTS

Minh Thu - 21:16, 20/01/2021

Sau 5 năm triển khai thực hiện Hợp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (Chương trình 135), với trên 417 tỉ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 758 công trình hạ tầng. Nhờ đó, diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK ở tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo chung của tỉnh.

Diện mạo nông thôn, miền núi tỉnh Bắc Kạn có nhiều thay đổi từ những công trình hạ tầng được xây dựng từ nguồn vốn 135.
Diện mạo nông thôn, miền núi tỉnh Bắc Kạn có nhiều thay đổi từ những công trình hạ tầng được xây dựng từ nguồn vốn 135.

Năm 2019, xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông được đầu tư gần 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135) để cải tạo, xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, 6/7 thôn, bản trên địa bàn xã đã hoàn thiện hệ thống đường bê tông, 7/7 thôn, bản có nhà văn hóa mới.

Đặc biệt, người dân được tham gia các công đoạn thi công, sửa chữa công trình hạ tầng. Như chia sẻ của ông Triệu Văn Vương, thôn Khau Cà, xã Cao Sơn: “Chúng tôi được tham gia vào quá trình thi công, nhiều ý kiến đóng góp đã được UBND xã tiếp nhận, triển khai. Nhờ đó, các công trình hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ, phù hợp nhu cầu thực tế”.

Với các giải pháp đồng bộ trong đầu tư hạ tầng thuộc CT135, đến nay, toàn huyện Bạch Thông đã đầu tư 84 công trình thủy lợi, hạ tầng và công trình dân sinh; duy tu, bảo dưỡng 20 công trình trường học, đường giao thông, nước sinh hoạt…

Tại huyện Na Rì, trong 5 năm qua, đã có trên 58 tỷ đồng được đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu (mở mới, nâng cấp 77 công trình giao thông, làm mới 6 cầu, cống, 16 công trình thủy lợi; xây dựng, sửa chữa, san ủi mặt bằng 27 công trình trường, lớp học, trạm y tế, trụ sở xã, công trình cấp nước sinh hoạt, nhà cộng đồng).

Ông Nông Quang Kế, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết: Từ nguồn lực của CT 135, giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn ĐBKK như điện, đường, trường học, nhà văn hóa, nước sinh hoạt... được đầu tư xây dựng đã từng bước đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực. 

Đến nay, 100% số xã đã hoàn thành giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo kế hoạch. Một số xã có bước phát triển khá toàn diện, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Có thể khẳng định, hợp phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng thuộc CT 135 giai đoạn 2016 - 2020, đã góp phần mang lại diện mạo mới cho các xã đặc biệt khó khăn; các công trình giao thông, thủy lợi, lớp học được đầu tư xây dựng đều phát huy hiệu quả tốt. Được triển khai đồng bộ, minh bạch, hợp lòng dân, CT135 đã có tác động trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bắc Kạn. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 29,40% (năm 2016) xuống còn 19,57% (năm 2020).

Bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho biết: thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, được kỳ vọng là một “luồng sinh khí mới” giúp tỉnh Bắc Kạn có thêm nguồn lực đủ mạnh, để tiếp tục đầu tư cho hạ tầng cơ sở, thúc đẩy KT-XH phát triển, cải thiện cuộc sống cho đồng bào DTTS trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.