Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bắc Kạn: Cải thiện cơ sở hạ tầng nhờ Chương trình 135 để giảm nghèo bền vững

Hồng Phúc - 14:10, 25/10/2020

Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hạ tầng cơ sở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Đường giao thông ở xã Đại Linh, huyện Ba Bể được làm từ nguồn vốn Chương trình 135 (nguồn: backan.gov.vn)
Đường giao thông ở xã Đại Linh, huyện Ba Bể được làm từ nguồn vốn Chương trình 135 (nguồn: backan.gov.vn)

Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng 167 công trình tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tập trung chủ yếu vào các công trình: Giao thông, thủy lợi và giáo dục. Trong 4 năm triển khai, Chương trình 135 đã huy động được tổng hợp các nguồn lực thực hiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, trên địa bàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm từ 1,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với đầu giai đoạn.

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2019, tổng nguồn vốn đầu tư cho Tiểu dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên 442 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ đầu tư xây dựng 758 công trình cơ sở hạ tầng gồm: Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình thủy lợi nhỏ được cải tạo và xây mới; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, công trình y tế, giáo dục,... Bên cạnh đó còn thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng 642 công trình hạ tầng cơ sở.

Tính đến nay, 95% xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Con đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đúng chuẩn theo quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra, có 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75 - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm, đạt trên 86%; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng, đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 98% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…

Xây dựng công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm từ nguồn vốn Chương trình 135
Xây dựng công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm từ nguồn vốn Chương trình 135

Nhìn chung, công tác tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch và dân chủ. Trong quá trình triển khai thực hiện, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, của xã, thôn nên đảm bảo không xảy ra thất thoát, các công trình đạt chất lượng và kịp thời nghiệm thu bàn giao theo kế hoạch để đưa vào sử dụng. Sau khi đưa vào sử dụng, các công trình đã phát huy được hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao lưu buôn bán, phát triển sản xuất. Từ đó ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc, Nhân dân càng thêm tin tưởng vào các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 2 xã và 36 thôn được công nhận hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135. Năm 2020, tỉnh Bắc Kạn có 1 xã (xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn) và 21 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.

Theo bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể là hợp phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng đã góp phần mang lại diện mạo mới cho các xã còn khó khăn; các công trình giao thông, thủy lợi, lớp học được đầu tư xây dựng đều phát huy hiệu quả tốt. Đời sống tinh thần, vật chất của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 2,5% năm. Từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo từ 29,40% xuống còn 19,57%.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.