Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đa dạng mô hình sinh kế: Hướng thoát nghèo bền vững ở Đăk Lăk

Hồng Phúc - 07:00, 22/12/2020

Nhờ áp dụng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế phù hợp với nhu cầu thực tế và thế mạnh của từng địa phương, nhiều gia đình tại Đăk Lăk đã thoát nghèo thành công, từ hộ nghèo vươn lên thành khá giả.

Tận dụng tốt lợi thế về kinh nghiệm và điều kiện của gia đình, chị Lữ Thị Kim Xuyến đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi dê hiệu quả
Tận dụng tốt lợi thế về kinh nghiệm và điều kiện của gia đình, chị Lữ Thị Kim Xuyến đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi dê hiệu quả

Gia đình chị Lữ Thị Kim Xuyến (ở xã Ea M'róh, huyện Cư M'gar), có đàn dê 35 con sinh trưởng tốt, đem lại thu nhập ổn định. Trước đó, năm 2018, gia đình chị được xã cấp cho 1 con bò cái sinh sản theo mô hình giảm nghèo "Chăn nuôi bò cái sinh sản cho hộ nghèo".

Tuy nhiên sau một thời gian chăm sóc, bò tơ vẫn kém phát triển. Hiểu được nguyên nhân là do điều kiện chăn nuôi của gia đình không phù hợp để chăn nuôi bò, chị Xuyến đã đề nghị bán con giống được hỗ trợ để mua 2 con dê cái sinh sản và 2 con dê non bổ sung vào đàn dê hiện có. Đã có kinh nghiệm 7 năm nuôi dê, chị Xuyến thành công nhân rộng mô hình chăn nuôi. Năm 2019, gia đình chị Xuyến thoát nghèo.

Cũng như gia đình chị Xuyến, gia đình anh Trịnh Thành Trí (buôn HDung, xã Ea Mróh) cũng là một minh chứng cho việc thoát nghèo nhờ áp dụng đúng mô hình phù hợp. Trước đây, gia đình anh trồng cây cà phê, cây tiêu nhưng không hiệu quả, khiến đời sống lại càng lận đận, khó khăn. 

Là hộ nghèo, gia đình anh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ vay vốn của Hội Nông dân xã. Với nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ năm 2017, anh Trí quyết tâm đầu tư chuyển đổi diện tích cà phê, tiêu cằn cỗi qua trồng xen canh các loại cây ăn quả được thị trường ưa chuộng, đem lại giá trị lớn như sầu riêng, bơ Cuba, mít Thái, mãng cầu… Năm vừa qua, vườn cây đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng, nhờ vậy đời sống của gia đình khấm khá hơn trước.

Ea M'róh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Cư M'Gar. Tuy nhiên, nhờ vào những mô hình giảm nghèo thiết thực được áp dụng như đối với gia đình chị Xuyến, anh Trí mà đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm hơn 26% so với năm 2015. Hiện, toàn xã chỉ còn 132 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,3%. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 117 hộ, chiếm 88,6%.

Theo Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Lăk, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp với từng địa phương đã giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Đăk Lăk còn 46.033 hộ nghèo, chiếm 9,33%.

Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS là 6,56%, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 8,38%, vượt chỉ tiêu đề ra. So với cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm 3,48%.

Vườn cây ăn quả đem lại nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm cho gia đình anh Trịnh Thành Trí
Vườn cây ăn quả đem lại nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm cho gia đình anh Trịnh Thành Trí

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Đăk Lăk đã được thực hiện hiệu quả, đồng bộ ở các cấp. Các nguồn vốn từ Chương trình được lồng ghép khéo léo đã hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất. Trong đó, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp với thế mạnh, nhu cầu của từng địa phương đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người được thụ hưởng từ chương trình.

Kết quả kiểm tra dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ở Đăk Lăk cho thấy, đối với hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 135 và Chương trình 30a), tỷ lệ hộ nghèo đã giảm hơn 22% (so với tổng số hộ tham gia dự án). Đối với dự án chăn nuôi gà ta lai chọi đã có 73 hộ thoát nghèo, cận nghèo trên tổng số 170 hộ nghèo, cận nghèo (chiếm tỷ lệ 42,94%).

Không chỉ đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo mà dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp còn giúp người dân Đăk Lăk nâng cao kiến thức trong chăn nuôi, trồng trọt thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp các hộ tham gia dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, từng bước giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.