Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

  • Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước

    Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước

    Sắc màu 54 - 04:58, 24/11/2023

    Trong không gian tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước.
  • Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

    Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

    Sắc màu 54 - 06:44, 23/11/2023

    Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
  • Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

    Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

    Sắc màu 54 - 06:17, 23/11/2023

    Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
  • Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Đưa cồng chiêng trở về nơi nó sinh ra (Bài 1)

    Các tỉnh Tây Nguyên với không gian văn hóa cồng chiêng: Đưa cồng chiêng trở về nơi nó sinh ra (Bài 1)

    Sắc màu 54 - 04:30, 23/11/2023

    Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 4/11/2008, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể chính thức công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Để gìn giữ những giá trị cốt lõi của không gian văn hóa cồng chiêng không tách rời với nhịp đập đời sống, cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị của cồng chiêng trong cuộc sống của đồng bào DTTS.
  • Đà Bắc (Hòa Bình): Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng từ tiềm năng văn hóa dân tộc

    Đà Bắc (Hòa Bình): Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng từ tiềm năng văn hóa dân tộc

    Sắc màu 54 - 03:59, 23/11/2023

    Mặc dù lĩnh vực du lịch cộng đồng được đánh giá là “sinh sau, đẻ muộn” so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, song nhờ lưu giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng, Đà Bắc đã có tên trên bản đồ du lịch của cả nước. Những bản du lịch cộng đồng ở Đà Bắc đã khẳng định được sức hút đối với du khách trong và ngoài nước.
  • 160 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ảnh

    160 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

    Sắc màu 54 - 03:53, 23/11/2023

    Diễn ra từ ngày 22 - 26/11, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” giới thiệu tới công chúng 160 tác phẩm ảnh ghi lại những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nếp sinh hoạt, đặc biệt là trang phục và lễ hội truyền thống...
  • Quảng Bình: Phục dựng nhiều lễ hội truyền thống từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

    Quảng Bình: Phục dựng nhiều lễ hội truyền thống từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

    Sắc màu 54 - 07:28, 22/11/2023

    Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng kể. Đối với Dự án 6, thuộc Chương trình MTQG 1719, Quảng Bình đã đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn.
  • Kon Tum: Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng được công nhận là Điểm du lịch

    Kon Tum: Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng được công nhận là Điểm du lịch

    Sắc màu 54 - 04:56, 22/11/2023

    UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là Điểm du lịch.
  • Kon Tum: Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về giá trị văn hóa, con người Việt Nam

    Kon Tum: Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về giá trị văn hóa, con người Việt Nam

    Sắc màu 54 - 04:52, 22/11/2023

    Chiều 21/11, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023) và Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum năm 2023.
  • Trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc của đồng bào dân tộc Mông, Dao

    Trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải mộc của đồng bào dân tộc Mông, Dao

    Sắc màu 54 - 06:27, 21/11/2023

    Vẽ sáp ong trên vải mộc là một trong số những nghề thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng) được gìn giữ đến ngày nay. Hoa văn vẽ trên vải là những bức họa về thiên nhiên sống động miền sơn cước.