Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nhiều nét văn hóa đẹp gắn với cây nêu của đồng bào DTTS được giới thiệu đến công chúng cả nước

Hữu Trung - Tào Đạt - 04:58, 24/11/2023

Trong không gian tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước.

Phần trình diễn “Lễ hội cây Nêu của người Mường”, tỉnh Thanh Hóa
Phần trình diễn “Lễ hội cây Nêu của người Mường”, tỉnh Thanh Hóa

Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II nằm trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. 

Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, giữa các vùng, miền, địa phương; giữ gìn và phát huy các nghi lễ, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc, đặc biệt ở cácDTTS trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Cơ Tu, Đà Nẵng trình diễn cây Nêu với “Lễ ăn trâu mừng lúa nước”
Dân tộc Cơ Tu, Đà Nẵng trình diễn cây Nêu với “Lễ ăn trâu mừng lúa nước”

Ngày hội cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với mỗi vùng, miền, dân tộc.

Cây Nêu của dân tộc Thái trắng, tỉnh Sơn La được trình bày qua “Lễ Hết Chá”
Cây Nêu của dân tộc Thái trắng, tỉnh Sơn La được trình bày qua “Lễ Hết Chá”

Mở đầu là phần trình diễn “Lễ hội cây Nêu của người Mường” tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm, đồng bào dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa  làm lễ lên Nêu để ghi nhớ công ơn của mệ vua, xua đi cái xấu của năm cũ và đón cái tốt lành trong năm mới đến. Cây Nêu càng đẹp thì năm đấy sẽ có nhiều cái vui, cái tốt.

Ngoài ra, ngày hội còn có sự "góp mặt" của các cây Nêu từ những dân tộc anh em khác, như đồng bào Ca Dong (Quảng Nam), đồng bào dân tộc Thái trắng (Sơn La), đồng bào dân tộc Cơ Tu (Đà Nẵng)... Mỗi cây Nêu đến từ các dân tộc mang ý nghĩa khác nhau và được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống riêng của từng dân tộc.

Thầy mo người dân tộc Cơ Tu thực hiện nghi thức truyền thống
Thầy mo người dân tộc Cơ Tu thực hiện nghi thức truyền thống

Cây Nêu của dân tộc Thái trắng, tỉnh Sơn La được trình bày qua “Lễ Hết Chá.” Đây là lễ tạ ơn của người được các thầy mo chữa cho khỏi bệnh, lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi, thổ địa đã giúp con người ở trần gian duy trì cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tỉnh Lai Châu mang đến “Lễ Then Kin Pang” của dân tộc Thái đen.
Tỉnh Lai Châu mang đến “Lễ Then Kin Pang” của dân tộc Thái đen

Dân tộc Cơ tu, Đà Nẵng trình diễn cây Nêu với “Lễ ăn trâu mừng lúa nước” quan niệm kết nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh. Là nơi để tạ ơn trời đất, dẫn lối cho tổ tiên, những người đã khuất về cõi vĩnh hằng.

Những người phụ nữ Thái đen múa quanh cây nêu
Những người phụ nữ Thái đen múa quanh cây nêu

Tỉnh Lai Châu mang đến “Lễ Then Kin Pang” của dân tộc Thái đen. Người Thái tin vào tồn tại của mường Then. Đồng bào xin được làm con nuôi của Then để được Then che chở, mong ngài ban cho sức khỏe không bị ốm đau.

“Lễ cúng sức khỏe” của dân tộc Ê Đê, tỉnh Đắk Lắk
“Lễ cúng sức khỏe” của dân tộc Ê Đê, tỉnh Đắk Lắk

Tiết mục cuối là “Lễ cúng sức khỏe” của dân tộc Ê Đê, tỉnh Đắk Lắk. Lễ vật dâng lên nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình. Cây Nêu với người Ê Đê là sợi dây gắn kết với các vị thần linh để cầu cuộc sống an lành, sung túc, khỏe mạnh.

Thầy mo người Ê Đê thực hiện lễ cúng cầu mong sức khỏe cho người dân
Thầy mo người Ê Đê thực hiện lễ cúng cầu mong sức khỏe cho người dân

Là chuyên gia dân tộc học và có nhiều năm nghiên cứu về DTTS của Việt Nam, Gs.Ts. Bùi Minh Đạo - Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - cho rằng, cây nêu có thể coi là một bàn thờ di động dùng trong nghi thức thờ cúng thường của cộng đồng người DTTS. Đồng bào dựng cây nêu khi có nhu cầu tâm linh.

Các chàng trai dân tộc Ê Đê trình diễn cồng chiêng trong lễ cúng
Các chàng trai dân tộc Ê Đê trình diễn cồng chiêng trong lễ cúng

Theo Gs.Ts. Bùi Minh Đạo, việc làm lễ cúng cây nêu của đồng bào DTTS vào những dịp khác nhau với những nghi thức khác nhau, nhưng thông thường là cúng cầu mùa, sức khỏe, mưa thuận gió hòa, đời sống con người yên vui… Mỗi dân tộc thì có một bản sắc khác nhau về tín ngưỡng cây nêu, có dân tộc thì coi cây nêu như một bàn thờ, có dân tộc thì lại trú trọng về sinh hoạt cộng đồng, thông qua đó tăng cường tình đoàn kết làng xóm.

"Nhìn chung, xã hội bây giờ đang chuyển đổi dần về vật nuôi, cây trồng, trong đó cây lúa được trộng ít dần đi. Nhưng mà tín ngưỡng cây nêu trong tâm thức, kể cả trong đời sống các dân tộc vẫn còn rất sôi động. Người dân cũng mong muốn là làm sao duy trì được nét đẹp này để nhớ về những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình, nhằm phân biệt với những văn hóa bên ngoài đang du nhập vào", Gs.Ts. Bùi Minh Đạo nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.