Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

  • Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

    Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

    Sắc màu 54 - 15:52, 28/08/2024

    Trong khuôn khổ các chương trình thuộc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, tối 27/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè; đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội này là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
  • Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

    Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

    Sắc màu 54 - 23:11, 26/08/2024

    Cùng với Lễ thượng cờ và chào cờ tại các địa phương, từ ngày 30/8 - 2/9, tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng Quốc khánh 2/9 với quy mô cấp tỉnh.
  • Lào Cai: Thúc đẩy khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa vùng cao trong phát triển kinh tế

    Lào Cai: Thúc đẩy khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa vùng cao trong phát triển kinh tế

    Sắc màu 54 - 10:21, 26/08/2024

    Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 66% dân số là đồng bào DTTS, mỗi dân tộc có sự đa dạng, phong phú, đặc sắc về bản sắc văn hóa riêng. Thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 10 năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thúc đẩy việc bảo tồn và khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa các dân tộc, trở thành nguồn lực và động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
  • Truyền dạy nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Kháng

    Truyền dạy nghề may trang phục truyền thống của dân tộc Kháng

    Sắc màu 54 - 08:56, 24/08/2024

    Bảo tàng tỉnh Điện Biên vừa tổ chức Lớp truyền dạy nghề làm trang phục truyền thống cho 18 học viên dân tộc Kháng tại bản Nà Đắng, xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

    Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

    Sắc màu 54 - 08:31, 24/08/2024

    Hồng Ngài là một bản nhỏ hoang sơ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông với hơn 70 mái nhà trình tường độc đáo vẫn còn nguyên bản. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
  • Tri ân mẹ cha qua những khung hình

    Tri ân mẹ cha qua những khung hình

    Sắc màu 54 - 15:03, 23/08/2024

    Tháng bảy âm lịch là dịp để thể hiện tinh thần tri ân, báo ân mẹ cha theo quan niệm của Phật giáo. Dịp này, Nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Huỳnh Mỹ Thuận, Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Bình Dương vừa cho ra mắt bộ ảnh “Tri ân mẹ cha” độc đáo, mới lạ. Đây không chỉ là niềm đam mê của anh sau 25 năm bấm máy, mà còn thể hiện tình yêu gia đình, tình cảm tri ân mẹ cha qua những khung hình của người nghệ sĩ nhiếp ảnh chứa chan niềm cảm xúc.
  • Phát huy di sản khèn Mông

    Phát huy di sản khèn Mông

    Sắc màu 54 - 13:55, 23/08/2024

    Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, cây khèn và nghệ thuật múa khèn có thể được xem như một biểu trưng văn hóa. Chính vì lẽ đó, người Mông ở Đồng Hỷ và Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên luôn gìn giữ, trao truyền nghệ thuật khèn như một báu vật và phát huy giá trị thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch của địa phương.
  • “Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

    “Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

    Sắc màu 54 - 19:34, 22/08/2024

    Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.
  • Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội của người Ba Na

    Nghệ thuật hóa trang trong lễ hội của người Ba Na

    Sắc màu 54 - 14:33, 22/08/2024

    Cộng đồng các DTTS ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. Từ thực tiễn cuộc sống, bằng những quan niệm về sự hóa thân, người Ba Na đã tạo ra những hình tượng người hóa trang ngộ nghĩnh nhằm giúp họ trải lòng, giao tiếp với thần linh, góp phần làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú và đa dạng.
  • Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer

    Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer

    Sắc màu 54 - 14:32, 22/08/2024

    Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.