Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ra mắt ứng dụng hỗ trợ khẩn cấp trong mùa mưa bão

T.Hợp - 14:53, 17/07/2023

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát hành ứng dụng Mini (Mini App) “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên nền tảng Zalo. Đây là ứng dụng với nhiều tính năng giúp hỗ trợ người dân khi gặp những tình huống khẩn cấp mùa mưa bão.

Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” được đánh giá cao về tính thiết thực với cộng đồng.
Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” được đánh giá cao về tính thiết thực với cộng đồng.

Mini App “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên nền tảng Zalo là một trong những giải pháp chuyển đổi số để người dân cả nước chủ động phòng, chống thiên tai, bão lũ.

Một trong những tính năng nổi bật nhất của Mini App này là “Kết nối cứu trợ”, giúp người dân nhận được sự ứng cứu kịp thời trong các tình huống nguy cấp. Người dân có thể thông qua tính năng này để cung cấp thông tin liên lạc, gửi định vị kèm mô tả và hình ảnh để lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời. Bên cạnh đó, danh sách số điện thoại và đường dây nóng sẽ được hiển thị trên màn hình để người dân có thể liên lạc cơ quan chức năng của địa phương ngay lập tức trong tính năng “Liên lạc khẩn cấp”.

Với tính năng “Phản ánh thiên tai”, người dùng có thể gửi đến cơ quan chức năng tình trạng, nguy cơ tiềm ẩn hoặc tình hình thiên tai tại khu vực sinh sống. Thông qua thông tin được cung cấp, cơ quan chức năng tại khu vực sẽ nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chủ động phòng chống thiên tai, Mini App "Phòng chống thiên tai" còn giúp người dân cập nhật kiến thức qua tính năng "Tìm hiểu thiên tai". Theo đó, mọi thông tin, hình ảnh, kỹ năng chủ động ứng phó trước, trong và sau mỗi loại hình thiên tai đều được trình bày một cách nhất quán, khoa học và dễ hiểu.

Đáng chú ý, tính năng này cũng bố trí các nút thông tin dành cho đồng bào DTTS như tiếng Dao, tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Khmer. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực tế, đề cao tính cộng đồng, giúp mọi người dân trên cả nước, kể cả đồng bào DTTS đều được tiếp cận và sử dụng Mini App.

Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên Zalo đã bắt đầu được thí điểm đến người dân trên cả nước
Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên Zalo đã bắt đầu được thí điểm đến người dân trên cả nước

Trước đó, sau gần 3 năm hoạt động, trang Zalo chính thức của Ban Chỉ đạo đã thu hút hơn 311.000 người quan tâm. Trung bình mỗi năm có hơn 120 triệu tin nhắn khẩn cấp được gửi đến người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, góp phần bảo đảm hệ thống thông tin xuyên suốt, chính xác đến cộng đồng.

Từ hiệu quả trên, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kỳ vọng Mini App “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên Zalo sẽ là công cụ mới thiết thực, giúp người dân trên cả nước được cảnh báo kịp thời các rủi ro, đồng thời kết nối cứu trợ, nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ từ địa phương.

Theo thống kê của Zalo, trung bình mỗi năm có hơn 120 triệu tin nhắn khẩn cấp của Ban Chỉ đạo được trang Zalo gửi đến người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, góp phần đảm bảo hệ thống thông tin xuyên suốt, chính xác đến cộng đồng.

Sự ra đời của mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên Zalo được kỳ vọng sẽ là công cụ mới giúp người dân cả nước được cảnh báo kịp thời các rủi ro, nhanh chóng được kết nối, cứu trợ, góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.