Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thanh Hóa: Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ

Quỳnh Trâm - 11:37, 23/08/2022

Thanh Hóa là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra. Đây là địa phương có nhiều công trình thủy lợi như đê điều, hồ đập... được xây dựng từ hàng chục năm trước, nay đã xuống cấp. Vì vậy, nỗi lo trước mùa mưa bão luôn thường trực.

Thanh Hóa là tỉnh chịu thiệt hại lớn do thiên tai, bão lũ gây ra
Thanh Hóa là tỉnh chịu thiệt hại lớn do thiên tai, bão lũ gây ra

Qua công tác kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 591 công trình thủy lợi hư hỏng cần duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, khắc phục.

Trong đó, có 120 công trình hồ chứa; 113 công trình đập dâng; 151 công trình trạm bơm; 186 công trình kênh và hệ thống kênh tưới, tiêu; 21 công trình cống tưới, tiêu. Để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, trước mắt là mùa mưa lũ năm 2022, ngành Nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang khẩn trương khắc phục, có phương án bảo đảm an toàn công trình; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đang triển khai thi công, bảo đảm vượt lũ, chống lũ an toàn và sớm đưa vào vận hành, phục vụ sản xuất.

Nhiều công trình hồ đập hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn
Nhiều công trình hồ đập hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp đã hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho hồ chứa nước và vùng hạ du. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ thiết bị dự phòng bảo đảm vận hành công trình trong mọi tình huống.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.