Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Ninh: Hiểm nguy rình rập quanh cây cầu tạm

Thiên An - Mỹ Dung - 15:37, 22/09/2022

Đã nhiều năm qua, hơn 15 hộ dân người Dao với 71 nhân khẩu khu Mả Phềnh, thôn Bình Sơn, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vẫn phải đi trên cây cầu tạm lỏng lẻo, xuống cấp, khiến người dân luôn thường trực nỗ lo, đặc biệt mỗi khi mùa mưa đến.


Trẻ em qua cầu tạm rất nguy hiểm, đặc biệt mùa mưa lũ
Trẻ em qua cầu tạm rất nguy hiểm, đặc biệt mùa mưa lũ

Hiểm nguy từ cây cầu tạm

Nằm cách tuyến đường liên xã Đông Ngũ-Đại Dực của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) một quả đồi chừng hơn cây số, là điểm dân cư có tên khá lạ “Mả Phềnh” thuộc thôn Bình Sơn, xã Đông Ngũ. Ngày ngày người lớn, trẻ nhỏ phải đi qua chiếc ngầm tràn và cầu tre tạm bợ qua con suối Mả Phềnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu Mả Phềnh có 23 học sinh các cấp (5 học sinh mầm non, 15 học sinh tiểu học, 3 học sinh THCS). Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Người dân tại đây nếu muốn đi làm, đi học hay có việc ra trung tâm xã thì đều phải qua con suối Mả Phềnh chảy xiết.

Được biết, đường sang khu Mả Phềnh được đầu tư xây dựng năm 2020, có tổng chiều dài 65m với kết cấu đường tràn bằng rọ đá, cầu tràn bằng gỗ nối 2 điểm Mả Phềnh với đường bê tông huyện tuyến Đông Ngũ – Đại Dực.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Maon) ngày 25/8 gây ra gây mưa to, lũ lụt cuốn trôi cầu gỗ và đường tràn bằng rọ đá khiến cho học sinh, người dân không thể lưu thông qua điểm Mả Phềnh để đi học, cũng như lao động.

Mặc dù đã về đích nông thôn mới nhưng tại Đông Ngũ vẫn còn cảnh ngầm tràn và cầu tre tạm bợ
Mặc dù đã về đích nông thôn mới nhưng tại Đông Ngũ vẫn còn cảnh ngầm tràn và cầu tre tạm bợ

Lo lắng trước nguy cơ tai nạn cao từ cây cầu tạm, chị Chíu Thị Lan, một người dân cho biết, muốn đi đâu cũng phải qua suối, không còn con đường nào khác: “Đi qua cầu này khổ lắm, nhiều hôm đi qua sợ phải cõng con. Chỉ sợ hai mẹ con cùng ngã”, chị Lan trải lòng.

Đặc biệt, khi lũ về, hoặc nước dâng cao, thì 15 hộ dân khu Mả Phềnh sẽ bị cô lập. Nếu có việc khẩn cấp muốn qua suối cũng đành phải đợi nước rút, mới qua được không thì rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người dân khi lội qua suối. Chia sẻ thêm về những khó khăn này, anh Đặng Văn Sinh cho biết thêm: “Mùa mưa, lụt thì ở bên kia, chứ nước ngập cao thì sao đi được. Có khi mấy ngày ấy! Không đi làm, không đi học luôn. Mong sao Nhà nước làm cho con cầu chắc chắn để qua”.

Cần lắm cây cầu chắc chắn!

Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên mặc dù đã về đích nông thôn mới năm 2017 và năm 2020 về đích nông thôn mới nâng cao, không hiểu tại sao có tình trạng cầu khu Mả Phềnh, thôn Bình Sơn còn chông chênh đến thế?!

Người dân lo lắng mỗi lần phải đi qua cầu tạm sang sông
Người dân lo lắng mỗi lần phải đi qua cầu tạm sang sông

Trao đổi với ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch UBND xã Đông Ngũ, được biết, ngày 31/8/2022 và 06/9/2022, UBND xã đã gửi tờ trình xin UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Yên quan tâm, bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng của huyện để triển khai việc sửa chữa, khắc phục tuyến đường và cây cầu trên phục vụ người dân.

Hi vọng rằng, từ đề xuất của chính quyền địa phương, mong mỏi an toan của người dân, huyện Tiên Yên, cũng như tình Quảng Ninh quan tâm sớm hỗ trợ địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt, là đồng bào Dao thôn Bình Sơn rất cần có một cây cầu bắc qua con suối Mả Phềnh.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.