Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ thú- "Ngôi làng" nằm chông chênh trên cây cầu dài 400 m

Nguyệt Anh (T/h) - 06:45, 07/10/2021

Tại Trùng Khánh (Trung Quốc) có một điểm du lịch cực kỳ ấn tượng, đó là ngôi làng nằm trên cây cầu dài 400 m bắc qua con sông thơ mộng.

Ngôi làng nằm trên cây cầu dài 400 m
Ngôi làng nằm trên cây cầu dài 400 m

Trùng Khánh là thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương. Trùng Khánh nổi tiếng với nhiều điểm tham quan ấn tượng dành cho du khách như: Hang động Hongya, Bảo tàng dưới nước Baiheliang, Quận Vô Tích - khu du lịch chính của Trùng Khánh, Các bức chạm khắc trên đá Dazu, Thành phố ma Fengdu, Thung lũng Núi Đen...

Gần đây, du khách tới tham quan Trùng Khánh rất thích thú khi tới thăm một "ngôi làng" nhiều màu sắc được xây trên một cây cầu dài 400 m bắc qua con sông thơ mộng.

Những ngôi nhà trên cầu là các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch
Những ngôi nhà trên cầu là các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch

Cây cầu với những ngôi nhà nhỏ xinh đẹp, nhiều màu sắc đang được cư dân mạng rất quan tâm, yêu thích và trở thành điểm check-in nổi tiếng trên mạng xã hội.

Những ngôi nhà trên cầu được thiết kế theo phong cách phương Tây kết hợp kiến trúc nhà Trung Quốc truyền thống của người dân ở thị trấn Linshi của Trùng Khánh.
Những ngôi nhà trên cầu được thiết kế theo phong cách phương Tây kết hợp kiến trúc nhà Trung Quốc truyền thống của người dân ở thị trấn Linshi của Trùng Khánh.

Sự kết hợp độc đáo giữa cây cầu và một "ngôi làng" tạo ra một trải nghiệm vô cùng mới lạ dành cho khách du lịch.

Kỳ thú- "Ngôi làng" nằm chông chênh trên cây cầu dài 400 m 3

Thị trấn Linshi nằm tại quận Phù Lăng, Trùng Khánh. Khi tới tham quan Phù Lăng, ngoài "ngôi làng" trên cầu, du khách còn có thể tham quan bảo tàng dưới nước Baiheliang, rừng Damu, Thung lũng Damuhua, Làng nấu rượu Meixin....

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.