Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

T.Nhân-H.Trường - 08:35, 12/05/2024

Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.

Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển cây dược liệu theo Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam; huyện Tây Giang đã phổ biến cơ chế đến các ngành, địa phương và các đối tượng áp dụng thực hiện.

Huyện Tây Giang hỗ trợ 5 xã vùng cao trồng 18ha cây dược liệu
Huyện Tây Giang hỗ trợ 5 xã vùng cao trồng 18ha cây dược liệu

Cụ thể, đối với cây sâm Ngọc Linh, UBND huyện đã giao Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện trực tiếp thực hiện mô hình di thực sâm Ngọc Linh tại xã Ch’ơm. Qua thời gian di thực và trồng thử nghiệm đến nay có tổng 850 cây sống; trong đó 95 cây có thân lá, 755 cây hiện nay đang nảy mầm do mới qua thời kỳ ngủ đông, 150 cây chết do chuột và côn trùng phá hoại.

Đối với cây dược liệu chủ lực trên địa bàn huyện, năm 2023 Tây Giang xây dựng 2 vườn ươm dược liệu từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay 2 vườn ươm giống này đang trong giai đoạn hoàn thiện và bắt đầu gieo ươm. Còn theo Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh, Tây Giang có 16 hộ thuộc địa bàn 5 xã Gari, Axan, Tr’hy, Lăng và Atiêng được hỗ trợ trồng với diện tích 18ha.

Ngoài ra, triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, huyện đã xây dựng 4 vườn mẫu quy mô 5ha trên địa bàn 4 xã Lăng, Tr’hy, Gari, Ch’ơm.

Hiện nay, việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại địa phương cũng gặp một số vướng mắc như các xã gặp lúng túng thủ tục đăng ký thực hiện; một số cây trồng bản địa (ba kích, đảng sâm) chưa được công nhận cây đầu dòng để lưu hành; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gặp khó khăn trong việc lập thủ tục xác định nguồn gốc giống…

Huyện Tây Giang kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành cơ chế, chính sách và các hướng dẫn thực hiện chính sách cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng và phát triển du lịch sinh thái; hướng dẫn hồ sơ, quy trình xác định nguồn gốc giống cây dược liệu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.