Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Yên: Phấn đấu trở thành trung tâm cây dược liệu cả nước vào năm 2050

T.Nhân - 23:02, 23/03/2024

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên vừa công bố và triển khai Đề án “Phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023 - 2030, định hướng đến năm 2050”. Trong đó, mục tiêu quan trọng là phấn đấu đến năm 2050 sẽ trở thành trung tâm cây dược liệu của cả nước.

Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo tồn cây cam thảo đá bia, một loài cây đặc hữu tại tỉnh Phú Yên có tên trong sách đỏ
Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo tồn cây cam thảo đá bia, một loài cây đặc hữu tại tỉnh Phú Yên có tên trong sách đỏ

Việc triển khai thực hiện đề án, hướng đến phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Phú Yên, trong điều kiện phát triển lâm nghiệp, nhằm phát huy hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, để phát triển các vùng trồng dược liệu chuyên canh. Việc phát triển phải gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên tại tỉnh Phú Yên.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiệu các cây dược liệu quý hiếm, đặc hữu như sa nhân, ba kích, địa liền, bình vôi, thiên niên kiện, thổ phục linh, sâm cau, chè vằng, lá khôi, hà thủ ô, hoàng đằng, trà mã dọ, cam thảo đá bia... Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích mở rộng các vùng chuyên canh tiềm năng tại các huyện Tuy An, Sơn Hòa và Đồng Xuân; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, đề án tập trung ưu tiên phát triển dược liệu trong môi trường dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng. Đồng thời kết hợp phát triển đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và sử dụng tự túc của người dân miền núi.

Đến năm 2030, phát triển vùng nguyên liệu trồng dược liệu (nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng) tập trung tại các tiểu vùng có điều kiện sinh thái phù hợp lên khoảng 20.000 ha, thu hút khoảng 10.000 hộ gia đình tham gia gây trồng và phát triển dược liệu được tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ dược liệu đạt tối thiểu 15% trong kinh tế hộ gia đình.

Đề án định hướng đến năm 2050 phát triển ngành hàng dược liệu của tỉnh trở thành ngành hàng mang thương hiệu mạnh, có giá trị sản xuất cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương và đưa Phú Yên trở thành trung tâm sản xuất dược liệu (nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng) của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Để thực hiện mục tiêu, Đề án đề ra các giải pháp trong đó nổi bật là tạo ra cơ chế chính sách phát triển cây dược liệu; đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị cây dược liệu trên đất lâm nghiệp. Nguồn vốn để thực hiện Đề án là 1.147,3 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 184,6 tỷ đồng, còn lại là nguồn lực xã hội hóa.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.