Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nút thắt trong giảm nghèo ở Kông Chro

THÙY DUNG - 10:57, 03/10/2019

Kông Chro hiện là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn cao là do một bộ phận người dân còn thụ động trong phát triển kinh tế.

Chỉ với 2 sào lúa nhưng phải nuôi tới 5 miệng ăn, gia đình chị Đinh Thị Trép là một trong những hộ nghèo của làng Sơ Tơn, xã Chư Krey.
Chỉ với 2 sào lúa nhưng phải nuôi tới 5 miệng ăn, gia đình chị Đinh Thị Trép là một trong những hộ nghèo của làng Sơ Tơn, xã Chư Krey.

Tỷ lệ hộ nghèo cao

Chúng tôi về làng Sơ Rơn, xã Chư Krey; mặc dù nằm ngay sát trung tâm UBND xã nhưng Sơ Rơn vẫn rất khó khăn. Làng có 156 hộ (100% là đồng bào DTTS) thì có 75 hộ nghèo. 

Gia đình chị Đinh Thị Trep, (dân tộc Ba Na) là một trong 75 hộ nghèo của làng. Nhà có 5 nhân khẩu, có 2 sào trồng lúa; nhưng lao động chính vẫn là người chồng. Theo chị Trep, cả tháng nay, chồng đổ bệnh không đi làm được thì đứa con trai thay cha ra đồng. 

Khi được hỏi về việc chỉ có 2 sào lúa mà gia đình đông con, vậy gia đình có làm thêm gì để có thêm thu nhập không? Chị Trep lắc đầu: “Ở đây không ai kêu mình đi làm thêm cả, không đi làm thì mình ở nhà thôi”.

Sự thụ động này cũng là tâm lý của rất nhiều hộ nghèo ở làng Sơ Rơn và của xã Chư Krey. Theo ông Khương Đình Huy, Chủ tịch UBND xã Chư Krey, bên cạnh nguyên nhân thiếu đất sản xuất thì nguyên nhân nghèo của nhiều gia đình trên địa bàn xã là do người dân chỉ biết canh tác lúa 1 vụ, đồng thời đồng bào vẫn còn giữ hủ tục, tập quán canh tác lạc hậu, không biết vận dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Cũng vì thế, hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã Chư Krey rất cao. Toàn xã có 626 hộ dân thì hết năm 2018 vẫn còn 312 hộ nghèo. 

Tương tự xã Chư Krey, ở xã Chơ Long, xã Đăk Song,… tỷ lệ hộ nghèo cũng đang ở mức rất cao. Xã Chơ Long hiện có 343 hộ nghèo, chiếm hơn 40% tổng số hộ dân trên địa bàn; xã Đăk Song có 434 hộ thì có tới 269 hộ nghèo (trong đó có làng Kliết- H’Ôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, với 102/147 hộ nghèo). 

Tại xã Chư Krey đời sống người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. (Trong ảnh: người dân sử dụng nước sinh hoạt tại một bể nước tập trung).
Tại xã Chư Krey đời sống người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. (Trong ảnh: người dân sử dụng nước sinh hoạt tại một bể nước tập trung).

Gian nan gỡ nút thắt

Tình trạng này đã khiến cho tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện Kông Chro hiện đang ở mức cao; hộ nghèo trên địa bàn chủ yếu là đồng bào DTTS. Theo thống kê, hết năm 2018, toàn huyện vẫn còn 3.437 hộ, chiếm 30,09% tổng số hộ. Trong đó, số hộ nghèo đồng bào DTTS là 3.331 hộ, chiếm 96,91 % tổng số hộ nghèo trên địa bàn. 

Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, cùng với các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Kông Chro đã triển khai những mô hình sinh kế để giúp người dân thoát nghèo. 

Như ở xã Đăk Song, xã đã và đang vận động người dân chăn nuôi tập trung; vận động người dân trồng chuối, trồng các loại cây ngắn ngày như ớt; Ngoài ra, xã cũng đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, tạo tiền đề để người dân phát triển kinh tế. Tương tự, tại xã Chư Krey, chính quyền địa phương cũng đã có những phương án giúp người dân thoát nghèo như di dời 43 hộ đồng bào DTTS ở khu vực núi Chư Krey về gần trung tâm xã, giúp người dân an cư lạc nghiệp; đào tạo nghề cho người dân chưa có việc làm…

 Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro Huỳnh Ngọc Ẩn, “nút thắt” vẫn là nếp nghĩ, cách làm của một bộ phần hộ nghèo. Và thực tế, việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, thúc đẩy các thôn, xã đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo là một chặng đường dài. 

Do đó, để giúp người dân vươn lên thoát nghèo, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, người dân thay đổi tư duy sản xuất. Đồng thời, huyện cũng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo gắn với việc xây dựng nông thôn mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.