Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ninh Bình: 13 năm người dân “đi không được, ở không xong” bởi sự chậm trễ của chính quyền

Thiên An - Mỹ Dung - 18:58, 02/07/2022

13 năm qua, 80 hộ dân thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình phải sống trong tình trạng “đi không được, ở không xong” do nằm trong vùng xây dựng công viên văn hóa Tràng An, có mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, nhưng lại khó khăn về nguồn kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.


Nhiều hộ dân thôn Ích Duệ phải chấp nhận sống cảnh nhà cửa xuống cấp trầm trọng
Nhiều hộ dân thôn Ích Duệ phải chấp nhận sống cảnh nhà cửa xuống cấp trầm trọng

Dân sống mòn!

Năm 2009, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công viên văn hóa Tràng An, có diện tích (sau khi được điều chỉnh bổ sung) 355 ha, với tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng. Kể từ khi dự án được phê duyệt, gần 80 hộ dân thôn Ích Duệ nằm trong vùng quy hoạch chi tiết, phải di dời để giải phòng mặt bằng (GPMB) phục vụ thi công nạo vét, xây kè hồ cá Voi. 

Đến nay trải qua 13 năm, hàng trăm nhân khẩu ở đây mặc dù ở ngay giữa lòng thành phố, nhưng vẫn phải khốn khổ sống trong những ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân mòn mỏi chờ đợi sau nhiều “lời hứa hẹn”của chính quyền địa phương!

Gữa tháng 6, phóng viên chúng tôi có mặt tại thôn Ích Duệ, trời nóng như đổ lửa, bà N.T.T. chỉ tay ra phía bờ hồ: “Đấy, trong nhà nóng quá, chúng tôi phải ra bờ hồ, vạ vật gốc cây để tránh nóng. Mang tiếng dân thành phố mà sống khổ thế đấy; không biết bao giờ mới hết cái cảnh này. Đi không được, ở không xong!”.

13 năm qua, không ít nhà lâm vào cảnh sống trong cảnh sống dở, chết dở, gia đình phải ly tán. Câu chuyện của bà N.T.H là một điển hình của cuộc sống vật vã ấy. Năm 2017, chồng bà H không may bị bệnh cần số tiền lớn để chữa trị, khi mang sổ đỏ đi thế chấp nhưng ngân hàng không nhận vì gia đình nằm trong vùng quy hoạch. Gia cảnh khó khăn, không vay mượn được ai để chữa trị nên chồng bà H. mất vào năm 2018. Gia đình ngậm ngùi đành “lực bất tòng tâm”!

Thậm chí, nhiều gia đình có chút kinh tế muốn xây cất một ngôi nhà tử tế để ở cũng không thành, bởi lý do đất nằm trong quy hoạch không được cấp giấy phép xây dựng. Ông H.M.K dẫn chúng tôi đến nhà mình bức xúc chia sẻ: “Đấy, trời nắng nóng còn đỡ chút chứ lúc mưa bão chúng tôi không biết chui vào đâu mà tránh; dùng bạt che cũng chỉ tạm bợ thôi chứ mưa to chút là trong nhà cũng như ngoài đồng”.

Theo chia sẻ của nhiều người dân, trước đây khi nhận thông báo của chính quyền và nghe theo sự vận động về việc giải tỏa để thực hiện dự án, hầu hết đều ủng hộ, nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện đo đạc diện tích đất, kiểm đếm tài sản. Thế nhưng, mặc dù dự án công viên văn hóa đã triển khai rất lâu mà các hộ dân ở thôn Ích Duệ vẫn chưa được đền bù, giải quyết.

Người dân thôn Ích Duệ kéo nhau đến UBND thành phố Ninh Bình yêu cầu sớm giải quyết để sớm ổn định cuộc sống
Người dân thôn Ích Duệ đến UBND thành phố Ninh Bình đề nghị sớm giải quyết việc đền bù sớm ổn định cuộc sống

Chính quyền nói gì?

Theo tìm hiểu của  phóng viên báo Dân tộc và Phát triển được biết, dự án công viên văn hóa Tràng An do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, UBND TP. Ninh Bình là đơn vị được UBND tỉnh giao thực hiện công tác GPMB. Lãnh đạo UBND thành phố cho hay, năm 2019 người dân đã được công bố dự thảo phương án bồi thường, nhưng thời điểm này, giá đền bù cho đất vườn ao cùng thửa đất với nhà ở, không được người dân chấp thuận vì giá thấp. Việc người dân thôn Ích Duệ kiến nghị giá đất vườn ao cùng thửa với đất nhà ở thấp, thành phố đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để có chính sách đền bù hợp lý.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, dự án công viên văn hóa Tràng An, là một trong các công trình trọng tâm triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 -2025. Vì thế, việc GPMB để triển khai dự án sẽ được triển khai sớm nhất trong thời gian tới. 

Chia sẻ về sự chậm trễ này, ông cho biết thêm: “Đến nay một số hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Do khó khăn về nguồn kinh phí, công tác GPMB vẫn còn tồn tại, một số hạng mục của dự án phải tạm dừng thi công do chưa GPMB được khu vực thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất”.

Công văn Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình trả lời người dân!
Công văn Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình trả lời người dân!

Xây dựng các công trình phúc lợi vì cộng đồng là điều cần thiết trong phát triển địa phương, tuy nhiên tình trạng 80 hộ dân tại thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất trong nhiều năm qua phải sống trong cảnh “đi không được, ở không xong”, rất cần chính quyền TP. Ninh Bình sớm đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho họ; và cũng là để dự án sớm hoàn thành tiến độ, đáp ứng nhu cầu, mục đích là phục vụ cộng đồng dân sinh.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.