Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Những xe nước nghĩa tình nơi “chảo lửa”

PV - 10:04, 03/07/2020

Mỗi ngày, cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận lại vượt hàng chục cây số để đưa những thùng nước ngọt miễn phí đến giúp bà con vùng hạn ổn định cuộc sống. Những xe nước của bộ đội đang góp phần tô thắm thêm nghĩa tình quân dân nơi “chảo lửa” Ninh Thuận.

Người dân đến lấy nước do bộ đội chuyển đến
Người dân đến lấy nước do bộ đội chuyển đến

Giải cơn khát cho dân

Dưới cái nắng như đổ lửa, theo những chuyến xe chở nước ngọt của cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi về các thôn Bình Tiên (huyện Thuận Bắc), Rã Giữa (huyện Bác Ái), Tà Nôi (huyện Ninh Sơn). Đón nhận những thùng nước ngọt từ các cán bộ, chiến sĩ, đông đảo người dân Raglai ở nơi đây đồng thanh reo to: “Bà con ơi, bộ đội đưa nước về làng rồi”.

Không giấu được xúc động, ông Va Nhông Bông, thôn Tà Nôi, xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn) nói: “Giữa mùa hạn, nắng nóng thế này, những can nước ngọt của bộ đội gửi tặng là những can nước nghĩa tình. Bà con thôn Tà Nôi chúng tôi cảm kích sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ tỉnh Ninh Thuận lắm! Trong hoạn nạn, tình đoàn kết quân dân càng thêm gắn bó, thân thiết”.

Chị Va Nhông Thị Thọ, cùng thôn Tà Nôi, cũng không giấu được xúc động chia sẻ: “Nhiều ngày qua, do thiếu nước sinh hoạt nên cuộc sống gia đình tôi bị đảo lộn. Nước ngọt tại đây khan hiếm, không đủ dùng cho gia đình nấu ăn, tắm giặt. Bà con chúng tôi cảm ơn bộ đội nhiều lắm! Tôi mong, trời sớm có mưa để bà con có nước dùng, bộ đội cũng không phải vất vả nữa”.

Theo ông Nghiêm Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Ma Nới, toàn xã có 6 thôn, trong đó thôn Tà Nôi có 180 hộ, với gần 700 nhân khẩu đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai, quanh năm sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do hạn hán khốc liệt, hiện xã đã cho ngưng sản xuất, chỉ tập trung vào việc cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Bộ đội Nin Thuận vận chuyển nước giúp người dân giải cơn khát trong nắng hạn
Bộ đội Nin Thuận vận chuyển nước giúp người dân giải cơn khát trong nắng hạn

Gắn kết nghĩa tình quân dân

Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Đình Sơn, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận cho hay: Mỗi ngày các đơn vị bộ đội (gồm Bộ đội Biên phòng, Trung đoàn Không quân 937 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) vận chuyển tổng cộng trên 50m3 nước ngọt, cấp miễn phí cho bà con các vùng hạn. Việc cung cấp nước sạch cho người dân bắt đầu triển khai từ cuối năm 2014 cho đến nay. Nhờ đó, tình nghĩa quân dân ngày càng gắn kết.

Đại tá Nguyễn Đình Sơn nhớ lại: Năm 2016, khi chúng tôi mang nước về cho bà con ở thôn Rã Trên, xã Phước Trung, huyện Bác Ái thì Anh hùng Lực lượng Vũ trang Chamaléa Châu lúc đó đang bệnh nặng nhưng vẫn ra chào đón chúng tôi và nói: “Nhà tôi nước vẫn còn. Tôi sẽ lấy nước mà bộ đội chở lên để đun nước pha trà cho bộ đội uống”.

“Hay như vào giữa tháng 5/2020, đơn vị chở nước đến thôn Tà Nôi. Một cụ ông 79 tuổi người dân tộc Raglai, dáng gầy, đen, đến lấy nước. Do tuổi cao sức yếu nên cụ không mang nước về nhà được. Anh em chiến sĩ đã mang nước về giúp cụ. Khi về đến nhà cụ nói: “Một giọt nước đến với tôi đây không phải là giọt nước nữa mà là giọt nghĩa, giọt tình”’, Đại tá Sơn kể lại.

Có thể nói, những việc mà cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận đã làm trong thời gian qua, không chỉ đơn thuần là giúp người dân vơi bớt khó khăn trong cơn nắng hạn, mà nó còn ẩn chứa tình cảm giữa quân với dân. Việc làm này được người dân ghi nhận, trân quý, cảm phục và càng thêm yêu những người lính Bộ đội Cụ Hồ.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.