Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các tỉnh duyên hải miền Trung: Chủ động ứng phó khô hạn

Thành Nhân - 22:03, 08/03/2020

Mặc dù chưa đến mùa khô nhưng tại các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bình Định, hạn hán đã bắt đầu xuất hiện, nhiều hồ đập đã khô cạn, những cánh đồng lúa khô héo vì thiếu nước. Các ngành chức năng đã cảnh bảo về nguy cơ một năm hạn hán lịch sử ở khu vực này.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận  kiểm tra lượng nước các hồ đập.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận kiểm tra lượng nước các hồ đập

Gồng mình chống hạn

Những ngày này, đi dọc các địa phương khu vực duyên hải miền Trung, hình ảnh ám ảnh nhất là những cánh đồng lúa, vườn cây ủ rũ, ngả vàng bên những con đập thủy lợi khô cạn. Lũ ở thượng nguồn Tây Nguyên cũng không xuất hiện nên khô hạn đang lan rộng.

Ông Võ Văn Lộc, ở thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) than thở: “Trời cứ nắng miết, không có một trận mưa lớn nào, đồng ruộng nứt nẻ, khe suối, ao hồ trơ đáy hết. Chúng tôi đã chủ động gieo sạ lúa sớm để tranh thủ né hạn, nhưng vụ mùa vẫn thất thu, chỉ thu được 20%...”.

Tại các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa, tình trạng khô hạn cũng diễn ra gay gắt, khiến cho hàng trăm ha cây trồng của người dân có nguy cơ mất trắng. Ông Cao Văn Liên, ở thôn Xà Bói, xã Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn) than thở: Từ trước Tết đến nay khô quá, đến người ở trong nhà còn khó chịu huống chi là cây trồng ngoài ruộng.

“Ruộng mía của gia đình tôi mới tưới đẫm cách đây 1 hôm nhưng bây giờ đã khô khốc, lá rủ xuống. Nếu cứ tiếp tục nắng thì năm nay coi như thất thu”, ông Liên nói.

Để cứu cây trồng, nhiều gia đình làm nông ở các địa phương miền Trung phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để đào ao, khoan giếng lấy nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn khoan trúng được mạch nước ngầm.

Ông Lâm Văn Thường, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) cho hay, hạn hán đến sớm làm cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn nước tưới ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào hồ Ông Kinh. Thiếu nước tưới gia đình phải khoan hai cái giếng với chi phí gần 70 triệu đồng, song cũng chỉ có một cái giếng có nước.

Chủ động phòng chống

Theo dự báo, trong thời gian tới, lượng mưa ở khu vực duyên hải miền Trung vẫn không cải thiện. Trước tình hình này, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp phòng chống hạn hán, điều phối nước tưới khoa học, chính xác.

Ông Phạm Ngọt, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận cho biết: Dù chỉ mới bước vào thời điểm đầu mùa khô nhưng lượng nước tích trữ các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang dần cạn kiệt. Do đó, tỉnh đã khuyến cáo người dân dùng nước phải thật tiết kiệm.

“Khác với bão lũ hay giông lốc, hạn hán gây thiệt hại từ từ, âm thầm và khó phát hiện. Vì thế, ứng phó với hạn hán phải được triển khai ngay trong thời điểm mới bắt đầu là cách chống hạn hiệu quả nhất”, ông Ngọt chia sẻ thêm.

Còn tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), do địa hình phức tạp, trong khi trên địa bàn không có hồ chứa tích trữ nước, sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước của 20 nhánh sông, suối trên địa bàn. Để chủ động nguồn nước tưới, đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của người dân, huyện đã chỉ đạo các địa phương tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy; tăng cường tích trữ nước để chống hạn.

Ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết thêm: “Huyện đã kiến nghị UBND tỉnh xây dựng các công trình hồ chứa nước ở các địa bàn: Sơn Trung, Sơn Lâm, Sơn Bình, Ba Cụm Bắc để chủ động ứng phó với khô hạn”.

Tại Bình Định, theo ông Lê Trung Cang, Phó Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết, hiện đơn vị đã triển khai phương án phòng, chống hạn theo các kế hoạch đã xây dựng. Công ty đã thành lập Hội đồng phân phối nước và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; chỉ đạo 8 xí nghiệp trực thuộc kiện toàn các tổ thủy nông với 300 thành viên để quản lý, phân phối, điều tiết nước từ các công trình thủy lợi theo định mức 8 ngày cấp nước 1 lần, mỗi lần cấp khoảng 9.000m3 nước/vụ/ha đến cống đầu mối công trình thủy lợi do Công ty quản lý.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.