Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chuyện kể về những “chiến binh” K51

Thiên Đức - Ngọc mễ - 10:30, 02/06/2020

Đội K51, thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Lăk, được thành lập từ năm 2001, làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia. Thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, cán bộ, chiến sỹ đã phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, gian khổ không kém gì thời chiến.

Lễ truy điệu các liệt sĩ được diễn ra trang nghiêm.
Lễ truy điệu các liệt sĩ được diễn ra trang nghiêm.

Đối mặt gian lao

Đến tận bây giờ, Đại úy Nguyễn Văn Từ, Phó Đội trưởng Đội K51, vẫn nhớ như in trận sốt rét giữa rừng cuối mùa khô năm 2017. Khi ấy, anh mới vừa chân ướt chân ráo sang Mundulkiri (Campuchia). Nằm trong căn lều dã chiến, đắp mấy tấm chăn dày mà người anh vẫn run cầm cập, mồ hôi vã ra như tắm.

Gần một tuần chiến đấu với bệnh tật, anh sút hơn chục cân, da dẻ gầy gò, ốm yếu, xanh xao. Nhưng vừa dứt bệnh, anh lại giở bản đồ, khoác ba lô, chống gậy chỉ huy bộ đội tiếp tục hành quân.

Còn Đại úy Trần Hoàng Bảo, Phân đội trưởng Phân đội 3, Đội K51, có rất nhiều kỷ niệm trong những chuyến đi rừng. Nhớ lần thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện Cô-nhét cuối năm 2015, khi đơn vị đang chuẩn bị vượt dòng suối Ôchapa, anh nghe những tiếng ào ào từ xa vọng lại. Phán đoán có lũ quét, anh lệnh cho Phân đội nhanh chóng chạy ngược lên đỉnh núi.

Quả nhiên chỉ ít phút sau, nước tràn về như thác đổ, ngập sâu hàng chục mét, bộ đội bị mắc kẹt suốt 4 ngày liền. Đói rét, mưa lũ nhưng anh em vẫn động viên nhau bảo vệ an toàn những bộ hài cốt vừa cất bốc. Mặc dù có những khó khăn, gian khổ nhưng những điều đó dường như đã trở nên nhỏ bé khi các anh tìm được đồng đội, những người đã ngã xuống vì nhiệm vụ quốc tế thiêng liêng.

Niềm vui khi tìm được đồng đội

Đại úy Nguyễn Văn Duẩn, thành viên trong đội K51 kể: Tháng 3/2018, Phân đội anh tiếp nhận tin báo về một phần mộ của bộ đội Việt Nam được mai táng giữa khu rừng già trên địa bàn huyện Keosama, tỉnh Mundulkiri. Theo sự chỉ dẫn của nguồn tin, mất nửa ngày đi xe máy và hai ngày hành quân bộ, các anh mới tiếp cận được khu vực nghi có mộ.

Qua quan sát, các chiến sĩ K51 vui mừng, vì tin chắc đây là ngôi mộ của liệt sĩ Việt Nam vì hình dáng, kích thước, hướng mộ đều rất giống với kiểu mai táng của bộ đội ta trong những năm tháng chiến tranh. Thế nhưng lúc khai quật, ngoài bộ hài cốt, bộ tóc dài và các di vật đã mục nát, thành viên đội K51 còn tìm thấy những chiếc cúc áo có kiểu dáng khá lạ. Cảm giác chưa chắc chắn, các anh đã mai táng lại như cũ. Sau đó, đội K51 tiếp tục cử người đi xác minh.

Sau nhiều nguồn tin, đội K51 mới ghi nhận sự thật bi hùng. Đó là giai đoạn 1967 - 1968, ở khu vực biên giới Keosama có một đơn vị biệt động thành cách mạng hoạt động. Do tính chất nhiệm vụ phải thường xuyên tiếp xúc với dân nên trang phục các chiến sĩ biệt động có nhiều khác biệt.

Một cựu chiến binh, nhân chứng lớn tuổi người Campuchia còn khẳng định: Đấy chính là mộ của một nữ bộ đội Việt Nam, cô ấy bị địch bắn chết, buộc xác vào xe ô tô kéo đi khắp làng để thị uy, mãi đêm khuya người dân mới lấy được xác, bí mật mang ra rừng chôn. Sau đó, đội K51 đã cất bốc liệt sĩ trong sự biết ơn vô bờ bến để đưa cô về với đất mẹ thân yêu.

Thượng tá Trịnh Ngọc Kiệm, Đội trưởng đội K51, chia sẻ thêm, mỗi nắm đất, mỗi di vật đi kèm trong phần mộ đều được các anh nâng niu, gìn giữ và ghi chép nhật ký rõ ràng. Kết thúc đợt quy tập, Ban Chuyên trách, Ban công tác đặc biệt của các tỉnh đều tổ chức cầu siêu, lễ tiễn, lễ đón liệt sĩ trang trọng. Bởi đây, không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.