Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Lê Hường - 01:04, 16/09/2024

Đồng hành cùng đội ngũ Điều tra viên, Người có uy tín, trưởng thôn, buôn có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS (cuộc điều tra 53 DTTS), năm 2024. Họ đã cùng cán bộ điều tra đến từng nhà dân, làm “phiên dịch” giúp Điều tra viên và người dân hiểu nhau để có kết quả điều tra chính xác nhất.

Ông Hoàng Văn Páo (thứ 2 bên trái), Người có uy tín buôn Mông cùng đoàn cán bộ đến nhà dân hỗ trợ công tác điều tra
Ông Hoàng Văn Páo (thứ 2 bên trái), Người có uy tín buôn Mông cùng Đoàn cán bộ đến nhà dân hỗ trợ công tác điều tra

Buôn Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có 125 hộ, 528 nhân khẩu, tất cả là người dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống. Sinh sống xa khu dân cư, rất nhiều bà con nơi đây chưa thông thạo tiếng phổ thông, nên trong quá trình điều tra nếu không có “phiên dịch” giúp Điều tra viên sẽ gặp nhiều khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ.

Hỗ trợ cơ quan chuyên môn trong cuộc điều tra 53 DTTS, ông Hoàng Văn Páo, Người có uy tín của buôn Mông, không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động bà con hiểu về cuộc điều tra mà còn sát cánh, đồng hành cùng Điều tra viên trong suốt quá trình thực hiện công tác điều tra trên địa bàn thôn. Ông trực tiếp dẫn Điều tra viên đến từng hộ dân thuộc diện thu thập thông tin và “phiên dịch” giúp hai bên hiểu nhau để có thông tin chính xác.

Ông Páo chia sẻ: Buôn chúng tôi được như bây giờ là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách dành cho đồng bào DTTS. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của địa phương đã có chuyển biến tích cực, đời sống người dân cơ bản ổn định. Từ một buôn đa phần hộ nghèo, đến nay, chỉ còn 13 hộ nghèo. 

Buôn Mông được chọn 30 hộ điều tra mẫu. Hiểu được ý nghĩa của cuộc điều tra nên trong suốt thời gian tiến hành cuộc điều tra, tôi cùng Ban tự quản buôn, cán bộ hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền về cuộc điều tra. Bà con trong buôn đã phối hợp rất tốt với các Điều tra viên khai thông tin trung thực. 

Để thu thập thông tin chính xác nhất, trong quá trình điều tra, tôi cùng với Điều tra viên đến từng hộ dân, hộ nào chưa hiểu tôi tiếp tục giải thích bằng tiếng địa phương. Hộ nào chưa thông thạo tiếng phổ thông, tôi “phiên dịch” để hai bên hiểu hết ý để thu thập thông tin đúng. Vì vậy, công tác điều tra diễn ra thuận lợi; đầu tháng 8/2024 công tác điều tra tại buôn Mông đã xong xuôi.

Anh Vàng Mí Giàng (ở giữa) ở thôn Hồ Voi phiên dịch từng câu để điều tra viên thu thập thông tin chính xác
Anh Vàng Mí Giàng (ở giữa) ở thôn Hồ Voi phiên dịch từng câu để Điều tra viên thu thập thông tin chính xác

Xã Ea Kiết có 13 thôn, buôn, trong đó buôn Mông là buôn đặc biệt khó khăn. Chị Nguyễn Thị Liên, Điều tra viên xã Ea Kiết được giao nhiệm vụ điều tra 2 buôn, trong đó có buôn Mông chia sẻ: "Ông Hoàng Văn Páo là người mà bà con tín nhiệm, tin tưởng, nên trong quá trình điều tra, tôi nhờ ông Páo hỗ trợ rất nhiều. Từ việc dẫn đường, hẹn người dân để phỏng vấn đến phiên dịch. Sự tận tâm, nhiệt tình của ông Páo giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ điều tra đúng tiến độ".

Theo chân đoàn giám sát công tác điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS và các Điều tra viên đến nhà người dân thực hiện nhiệm vụ, mới thấy có rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhiều địa bàn điều tra các hộ dân nơi xa xôi, hẻo lánh, bà con làm nương rẫy ở xa, ít người thông thạo tiếng phổ thông… nên việc điều tra gặp không mấy thuận lợi. Đặc biệt, cuộc điều tra 53 DTTS diễn ra trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8, vào thời điểm giữa mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên. Nếu không có những “thổ địa”, “phiên dịch” tận tâm thì công tác điều tra sẽ khó mà hoàn thành đúng tiến độ, cũng như độ chính xác của thông tin thu thập.

Thôn 1, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc được chọn 40 hộ điều tra mẫu, trong đó cụm dân cư Hồ Voi có 22 hộ dân tộc Mông ở cuối thôn. Cụm dân cư Hồ Voi nằm sâu trong mép rừng, cách xa trung tâm, giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt là mùa mưa. Đoàn giám sát công tác điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS cùng Điều tra viên đến thôn Hồ Voi thực hiện nhiệm vụ, phải nhờ “thổ địa” dẫn đường.

Dù mưa hay nắng, hai anh em anh Vàng Mí Giàng (SN 1994) ở thôn Hồ Voi, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc đều thay nhau hỗ trợ Điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ. Anh Vàng Mí Giàng chia sẻ: Di cư vào đây sinh sống, đất sản xuất không có hoặc rất ít, đời sống của người dân ở đât còn nhiều khó khăn lắm. Bà con chỉ mong Nhà nước hiểu rõ thực trạng, có những chính sách hỗ trợ để bà con ổn định cuộc sống. Vì vậy, khi cán bộ điều tra đến, bà con rất hợp tác, khai thông tin trung thực.

Lực lượng giám sát, điều tra gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra
Lực lượng giám sát, điều tra gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra

Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có hơn 40 đồng bào DTTS, toàn xã có 3.960 hộ, trong đó có 263 hộ được chọn điều tra mẫu. Trong đó, có những hộ dân ở xa, những ngày mưa, Điều tra viên phải lội bộ gần tiếng mới đến hộ dân.

Điều tra viên Bùi Đức Hạnh, xã Vụ Bổn cho biết: 40 hộ được giao điều tra đều là người dân tộc phía Bắc di cư vào sinh sống, trong đó có 22 hộ dân tộc Mông sống ở cuối thôn. Bà con đi làm từ sáng đến tối rất khó gặp, tôi phải nhờ sự hỗ trợ của chức sắc điểm nhóm tôn giáo, trưởng thôn, buôn, Người có uy tín hẹn lịch mới làm việc được. Một khó khăn lớn nữa trong quá trình điều tra khác là về ngôn ngữ, ở cụm dân cư này rất nhiều hộ không thành thạo tiếng phổ thông, do đó, đội ngũ cán bộ thôn, buôn, Người có uy tín chính là những phiên dịch hiệu quả nhất.

Toàn tỉnh Đắk Lắk có 606 địa bàn điều tra, 130 xã nằm trong địa bàn điều tra theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Thực hiện cuộc điều tra 53 DTTS, toàn tỉnh huy động lực lượng gồm 93 Giám sát viên, 606 Điều tra viên, 130 người làm Tổ trưởng cùng rất nhiều Người có uy tín tham gia hỗ trợ...


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.