Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhìn lại Cuộc điều tra 53 DTTS ở Quảng Nam- Cơ hội góp ý kiến về chính sách dân tộc của người dân

T.Nhân - H.Trường - 11:34, 15/10/2024

Đánh giá về Cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế- xã hội của 53 DTTS năm 2024 ở Quảng Nam (Cuộc điều tra 53 DTTS), ông Lê Quý Đạt, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Nam, cho biết: Khối lượng công việc thu thập thông tin điều tra 53 DTTS lần thứ 3 này là khá lớn, do vậy Cục đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bài bản; trong đó có sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị liên quan, sự đồng tình phối hợp cung cấp thông tin chính xác của người dân ngay khi bắt đầu cuộc điều tra thu nhập thông tin.

Tập trung ngay từ đầu

Xác định việc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc, do đó trước khi diễn ra Cuộc điều tra 53 DTTS, Cục Thống kê Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động tuyên truyện đến với người dân về kế hoạch điều tra, đồng thời tuyển chọn đội ngũ Điều tra viên (ĐTV) dày dạn kinh nghiệm để tham gia.

Công tác điều tra thu thập thông tin tại huyện Nam Trà My.
Công tác điều tra thu thập thông tin tại huyện Nam Trà My được triển khai nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, tính chính xác về thông tin.

Để công tác tuyên truyền trước Cuộc điều tra 53 DTTS được hiệu quả, Cục Thống kê, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các địa phương tổ chức trailer các câu hỏi – đáp bằng 2 thứ tiếng Kinh và Xơ Đăng trên hệ thống phát thanh. Ngoài ra, tại các địa phương được điều tra đều có các băng rôn được treo ở nơi công cộng, trụ sở cơ quan và các trục giao thông chính để người dân dễ dàng tiếp cận.

Theo Cục Thống kê Quảng Nam: Năm nay, việc điều tra thu thập thông tin 53 DTTS được tiến hành với 6.334 hộ ở 198 địa bàn thuộc 75 xã, phường, thị trấn của 12 huyện và rà soát, cập nhật danh sách xã điều tra phiếu xã theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, các xã không thuộc Quyết định 861 nhưng có địa bàn được chọn điều tra phiếu hộ.

Đối với vùng đồng bào DTTS, việc điều tra được tiến hành trên các lĩnh vực như giáo dục, di cư, hôn nhân, bảo hiểm y tế, việc làm, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, thực trạng sản xuất, chăn nuôi, tình trạng tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ. Còn đối với các UBND xã, việc điều tra sẽ thu thập các thông tin của xã như sử dụng điện, đường, trường học và trạm y tế, trình độ văn hóa, giáo viên, nhà văn hóa và vệ sinh môi trường, chợ, cụm công nghiệp, mức độ phủ sóng điện thoại và internet…

Các ĐTV đang cập nhật thông tin điều tra, phấn vấn lên phần mềm CAPI.
Các ĐTV đang cập nhật thông tin điều tra, phấn vấn lên phần mềm CAPI.

Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, trong ngày đầu ra quân (1/7), 185 ĐTV tham gia điều tra 53 DTTS đã tiến hành công tác thu thập thông tin ở các địa phương một cách thuận lợi. Sau 2 ngày điều tra, đến chiều ngày 3/7, toàn tỉnh có 577 hộ hoàn thành phỏng vấn. Tại một số địa phương như Đông Giang, Đại Lộc, Tiên Phước, số hộ hoàn thành phỏng vấn đạt tỷ lệ cao.

Ông Lê Nho Hùng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Nam, cho biết: Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên ngay từ những ngày đầu ra quân, việc thu thập thông tin rất thuận lợi, người dân rất tích cực trong việc phối hợp cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, trong năm nay, việc thu thập thông tin được cập nhập lên phần mềm CAPI nên cũng khá thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Vượt khó, về đích sớm

Bắc Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với 27 thành phần dân tộc cùng chung sống, trong đó đông nhất là đồng bào Ca Dong chiếm hơn 40%. Trong những năm qua, tình hình kinh tế- xã hội của địa phương có nhiều thay đổi, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn còn không ít khó khăn trong sản xuất, nhà ở, y tế. Chính vì vậy, cuộc điều tra lần này là cơ hội để người dân đóng góp ý kiến, cũng như những mong muốn chính đáng đến với các cấp.

Nhờ công tác chuẩn bị kỹ càng, CĐV thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin.
Nhờ công tác chuẩn bị kỹ lưỡng nên ĐTV rất thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin.

Anh Trần Đăng Thạch (dân tộc Ca Dong, trú xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My), chia sẻ: Trước khi cơ quan chức năng tiến hành thu thập thông tin, thì địa phương cũng đã có thông báo và tuyên truyền người dân cùng thực hiện. “Đây không chỉ là cuộc điều tra về tình hình kinh tế -xã hội, đời sống cửa người dân, mà còn là cơ hội để người dân đóng có ý kiến để các cấp có thêm những chính sách cho bà con. Do đó, bà con khai báo đúng thực tế, hỗ trợ cho quá trình điều tra được dễ dàng”, anh Thạch cho biết.

Anh Cao Duy Đà, ĐTV xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, cho biết: Thông tin được thu thập và đưa lên phần mềm, mạng ổn định nên cũng thuận lợi cho quá trình điều tra. Người dân tham gia hưởng ứng tốt nên cũng tạo điều kiện cho quá trình điều tra được nhanh, dễ dàng. Các hộ dân rất nhiệt tình, trả lời rất thực tế.

Ông Trần Văn Thương, Chi cục trưởng Chi cục thống kê khu vực Tiên Phước – Trà My, cho biết: Những ĐTV tham gia cuộc điều tra lần này đều là những người có kinh nghiệm, đã từng tham gia một số cuộc điều tra những lần trước. Bên cạnh đó, địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc điều tra để người dân nắm được mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, nên dễ dàng cung cấp cho ĐTV những thông tin cần thu thập. Nhờ những thuận lợi đó, công tác thu thập thông tin đã hoàn thành sớm hơn so với quy định.

Các ĐTV ở các xã, phường, thị trấn được tập huấn kỹ trước khi tiến hành Cuộc điều tra 53 DTTS.
Các ĐTV ở các xã, phường, thị trấn được tập huấn kỹ trước khi tiến hành Cuộc điều tra 53 DTTS.

Đánh giá về cuộc điều tra lần này, ông Lê Quý Đạt, Cục trưởng Cục Thống kê Quảng Nam, cho biết: Khối lượng công việc thu thập thông tin điều tra DTTS lần này là khá lớn, do vậy Cục đã chuẩn bị một cách bài bản. Đối với địa bàn Quảng Nam, do đặc thù miền núi khá rộng, đồng bào DTTS cư trú thưa thớt. Do đó, Cục Thống kê cũng tập huấn và tuyển thêm ĐTV, cử thêm Giám sát viên trong quá trình điều tra, thu thập thông tin.

“Bên cạnh những thuận lợi, việc điều tra thu thập thông tin cũng gặp phải một số khó khăn như ban ngày người dân đi làm rẫy, không có chủ hộ để phỏng vấn; hay có một số ĐTV mới tham gia chưa quen với câu hỏi phỏng vấn nên còn lúng túng; địa hình đi lại khó khăn… Tuy nhiên, với sự nỗ lực của nhiều đơn vị, việc điều tra đã hoàn thành sớm hơn so với quy định của Trung ương 15 ngày” ông Đạt chia sẻ thêm.

Với sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, Cuộc điều tra 53 DTTS ở Quảng Nam hoàn thành trước thời hạn 15 ngày so với quy định.
Với sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, Cuộc điều tra 53 DTTS ở Quảng Nam hoàn thành trước thời hạn 15 ngày so với quy định.

Chia sẻ thêm về cuộc điều tra, ông Đặng Tấn Giản, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, không chỉ phục vụ cho ngành mà những thông tin thu thập được còn là cơ sở dữ liệu quan trọng, để các cấp tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định chính sách phù hợp hơn với người dân ở vùng đồng bào DTTS. 

Do vậy, Ban Dân tộc Quảng Nam cũng đã tích cực phối hợp với Cục Thống kê, các địa phương để thực hiện các hoạt động giám sát, đảm bảo kế hoạch cuộc điều tra diễn ra đúng tiến độ, thực chất. "Trong đợt này, Ban Dân tộc cũng đã tham mưu phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, những Người có uy tín trên địa bàn tham gia hỗ trợ các ĐTV và đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực cung cấp thông tin trung thực, chính xác nhất cho ĐTV", ông Giản cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Quảng Ngãi: Triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của người dân miền núi

Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.