Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

“Nhặt sạn” từ chính sách

Sỹ Hào - 09:50, 21/08/2020

Hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi hiện đã bao phủ trên mọi lĩnh vực. Nhưng có không ít chính sách ban hành thiếu luận chứng khoa học, chưa sát thực tế nên hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực.

Kéo điện về vùng sâu, vùng xa rất khó khăn, tốn kém, nên chăng cần nghiên cứu đề tài điện không dây?
Kéo điện về vùng sâu, vùng xa rất khó khăn, tốn kém, nên chăng cần nghiên cứu đề tài điện không dây?

Nhiều “hạt sạn”

Để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, một trong những chính sách được các cấp, ngành, địa phương chú trọng là hỗ trợ từ đất sản xuất (ĐSX) cho đến cây con giống, vốn tín dụng cũng như kiến thức, kỹ năng canh tác mới. Nhờ đó, số hộ đồng bào DTTS ở địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã có được “cần câu” ngày càng tăng, góp phần hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án “đánh trống bỏ dùi” dẫn đến lãng phí, không mang lại hiệu quả. Ví như có địa phương cung cấp bò giống ở vùng không có tập quán chăn nuôi nên bà con bán hoặc làm thịt; có địa phương hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ không có hoặc thiếu ĐSX…

Đối với chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống cũng có những “hạt sạn”. Không ít địa phương mua cồng chiêng được sản xuất đồng loạt và dàn âm thanh điện tử trang bị cho các nhà văn hóa cộng đồng, nên đồng bào không sử dụng; khôi phục các làng nghề truyền thống nhưng thiếu khảo sát thị trường đầu ra…

Tương tự, với triển khai chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt (Chương trình 134), từ năm 2004 đến nay, ngân sách đã chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện. Theo kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2019, 98% hộ DTTS đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nước sinh hoạt có sạch hay không thì chưa thể xác định.

Tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chiều 14/8/2020, ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, chúng ta cứ lo khoan, dẫn nước, nhưng vấn đề là làm sao để bảo đảm nước sạch cho đồng bào DTTS và miền núi. Phải chăng, đây vẫn là khâu yếu trong thiết kế, xây dựng chính sách?

Đi tắt, đón đầu

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu, để bảo đảm nước sạch cho đồng bào DTTS, cùng với việc cấp nguồn nước hợp vệ sinh, nên chăng hỗ trợ máy lọc nước cho từng hộ gia đình? Muốn làm được điều này thì cần có đề tài nghiên cứu khoa học bảo đảm tính khả thi nhất.

Đây là vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trực tiếp là Bộ KH&CN. Nhưng từ những “hạt sạn” trong một số chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS và miền núi thời gian qua cho thấy, công tác nghiên cứu khoa học trong xây dựng chính sách vẫn đang là khâu yếu.

Theo báo cáo của Bộ KH&CN, giai đoạn 2011 - 2020 đã có 1.115 đề tài, dự án KH&CN có liên quan đến đồng bào DTTS, đến vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu đề xuất và đưa vào thực hiện 1.483 nhiệm vụ KH&CN để phục vụ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Nhưng để tạo động lực phát triển cho vùng DTTS và miền núi thì vẫn cần những chương trình, đề tài, dự án KH&CN có tính thực tiễn cao.

Như hỗ trợ điện sinh hoạt cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, dù đã rất nỗ lực nhưng ở nhiều nơi vẫn “trắng” điện lưới. Theo kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2019, hiện vẫn còn 1,7% hộ DTTS sử dụng máy phát để thắp sáng, 1,1% hộ dùng dầu hỏa. Đây là những gia đình sinh sống phân tán, địa hình chia cắt, việc kéo lưới điện rất khó khăn, tốn kém. Vậy nên có đề tài khoa học về điện không dây để đưa điện về cho đồng bào?

Tin cùng chuyên mục
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Cùng với cả nước từ ngày 1/7 -15/8, tỉnh Hà Giang cũng đã huy động tổng lực thực hiện Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS). Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.