Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện chính sách dân tộc tại Quảng Bình: Đổi thay từ nếp nghĩ, cách làm

Thúy Hồng - 09:53, 04/08/2020

“Trước đây, cuộc sống của bà con rất bấp bênh, phụ thuộc vào việc trồng lúa rẫy. Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nên cuộc sống bà con ổn định hơn; con cháu trong bản đều được đến trường học chữ, bà con trong bản rất phấn khởi. Chưa bao giờ tôi thấy bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay đổi lớn như hôm nay…”. Đó là những chia sẻ của ông Hồ Khiên, dân tộc Chứt ở bản Tà Vờng, xã Trọng Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) khi nói về những đổi thay trên quê hương nhờ chính sách dân tộc.

Lớp học mầm non của con em người Mã Liềng, bản Chuối, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa. (Ảnh tư liệu)
Lớp học mầm non của con em người Mã Liềng, bản Chuối, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa. (Ảnh tư liệu)

Huyện Minh Hóa, là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, cách đây hơn 10 năm, giao thông đi lại khó khăn, trời mưa thì trơn trượt, trời nắng thì bụi mù, đời sống đồng bào DTTS vẫn còn đói nghèo. Được sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, đời sống đồng bào đã có sự chuyển biến. Đặc biệt, nếp nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất của đồng bào đã có nhiều thay đổi. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã biết cải tạo vườn đồi, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo thành các mô hình kinh tế gia trại tổng hợp rất hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ đồng bào DTTS làm ăn khá giỏi, có thu nhập bình quân 40 - 100 triệu đồng/năm ngày càng tăng.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2015 - 2020, từ nguồn vốn Chương trình 135, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng 57 công trình thiết yếu, như: Giao thông, trường học, nước sinh hoạt, thủy lợi, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt, tu sửa trạm y tế… với nguồn vốn hơn 65,5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2019, 42 xã, 22 thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã được đầu tư, hỗ trợ trên 62 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Quảng Bình còn được đầu tư triển khai nhiều chính sách dân tộc đặc thù để thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi, như: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi (theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg) là trên 3,8 tỷ đồng; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg là trên 17,6 tỷ đồng; triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho trên 2.000 hộ; sắp xếp ổn định dân cư cho hộ DTTS; nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi cho người dân vay để chuyển đổi nghề…

Theo ông Phan Công Khánh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, để thực hiện các chương trình, chính sách trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, ở các xã ĐBKK, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ; tăng cường nắm bắt tình hình cơ sở để triển khai phù hợp với thực tiễn.

Với những nỗ lực triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Ban Dân tộc tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Bình không ngừng được cải thiện và nâng cao; những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy... Hiện nay, 100% xã vùng DTTS trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã, có nhà văn hóa, trụ sở làm việc, điện sinh hoạt, trên 70% số dân được dùng nước sạch… không còn hộ đói trong vùng đồng bào DTTS, số hộ nghèo giảm bình quân 4 - 5%/năm, số hộ có thu nhập khá trở lên ngày càng tăng. Vùng đồng bào DTTS của tỉnh có hơn 750 hộ làm ăn khá, giỏi, trong đó có 540 hộ có thu nhập trên 30 triệu đồng/hộ/năm, 220 hộ có thu nhập trên 70 triệu đồng/hộ/năm.

Chính sách dân tộc tại Quảng Bình đã góp phần đổi thay diện mạo nông thôn miền núi, nâng cao đời sống đồng bào DTTS. Và quan trọng hơn đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu ngay trên quê hương. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.