Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mộc Châu (Sơn La): Phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

Thúy Hồng - 09:19, 03/08/2020

Được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… diện mạo nông thôn vùng khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao là những thành quả đáng mừng từ việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La).

Người dân phát triển cây chanh leo mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân phát triển cây chanh leo mang lại giá trị kinh tế cao.

Năm 2016, xã Phiêng Luông là một trong những địa phương của huyện Mộc Châu có tỷ lệ hộ nghèo cao trên toàn huyện, cả xã có tới 223 hộ nghèo, chiếm gần 27% tổng số hộ. Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình chính sách dân tộc như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phát triển sản xuất… đời sống của người dân đã thay đổi rõ nét, từ xã có tỷ lệ nghèo cao đã vươn lên về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2019. Hiện nay, Phiêng Luông có 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; 100% số hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định; thu nhập bình quân đạt gần 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,9%...

Điển hình như gia đình anh Mùi Văn Thành, ở bản Xồm Lồm, xã Phiêng Luông trước đây thuộc diện hộ nghèo của thôn. Từ năm 2016, gia đình anh Thành được hỗ trợ vay 50 triệu đồng để trồng cây su su. Có vốn trong tay, anh đã mạnh dạn mở rộng diện tích su su lên tới 3ha. Mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 200 triệu đồng, cuộc sống gia đình anh đã trở nên khấm khá.

Còn đối với xã Tân Lập, từ một xã khó khăn, nhờ nguồn lực đầu tư từ các dự án, chính sách dân tộc, kinh tế - xã hội của xã đã thay đổi tích cực. Chỉ tính năm 2018, xã đã được đầu tư xây dựng 23 công trình cơ sở hạ tầng với tổng số vốn hàng chục tỷ đồng, gồm các công trình: Trường lớp học, Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn… Đến nay, 100% số hộ gia đình ở xã Tân Lập được dùng điện lưới quốc gia; 98% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường yên tâm học tập.

Theo UBND huyện Mộc Châu, giai đoạn 2016 - 2020, huyện được đầu tư hằng chục tỷ đồng từ Chương trình 135 để phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Riêng trong năm 2020, toàn huyện có 2.334 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng, được đầu tư xây dựng 10 công trình nhà văn hóa, trường học, nước sinh hoạt…

Bên cạnh đó, huyện còn lồng ghép linh hoạt ngân sách huyện để bảo đảm các nguồn vốn đầu tư, giúp các vùng khó khăn sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân mở rộng phát triển sản xuất cây chanh leo đã góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Cùng với đó, chủ trương hỗ trợ từ ngân sách huyện cho các bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) làm đường giao thông nông thôn 100 - 150 triệu đồng/km đã mang lại diện mạo mới cho vùng ĐBKK, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân trong huyện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,74% năm 2016 xuống còn 4,94 % năm 2019. Bản ĐBKK giảm từ 43 bản xuống còn 28 bản; xã ĐBKK giảm từ 5 xã xuống còn 3 xã.

Ông Nguyễn Quốc Hòa, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mộc Châu nhận định: Giai đoạn 2016 - 2020, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc ở Mộc Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.