Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề làm giấy bản trên quê hương Kim Đồng

Văn Tiệp - 10:45, 23/03/2021

Giấy bản là một loại giấy được làm thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương. Hiện nay, nghề làm giấy bản vẫn được lưu truyền ở tỉnh Cao Bằng, trong đó có thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng- quê hương của người Anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng.

Bà Nông Thị Quyết đang lấy bột giấy lên khuôn.
Bà Nông Thị Quyết đang lấy bột giấy lên khuôn.

Theo những người già ở thôn Nà Mạ kể lại, từ khi họ còn bé đã thấy người lớn trong làng làm nghề giấy bản. Giấy bản được người Tày, Nùng và một số DTTS khác ở Cao Bằng sử dụng để ghi chép gia phả dòng họ, ghi chép các làn điệu dân ca, truyện cổ dân gian... Ngoài ra còn được sử dụng trong đời sống tâm linh như làm giấy tiền, vàng mã, trang trí nhà, viết chữ Nho, chữ Hán.

Được giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà bà Nông Thị Quyết (60 tuổi) vẫn còn giữ nghề làm giấy bản tại thôn Nà Mạ. Vừa khuấy bột giấy, bà Quyết cho biết, bà biết làm giấy từ lúc còn nhỏ. Những bể khuấy bột giấy này được làm bằng đá bên bờ suối để tiện lấy nước và đã có hàng trăm năm nay. Cách làm giấy bản khá cầu kì và vất vả. Đầu tiên lấy cây giấy dó trên rừng, tước sạch vỏ phơi khô một ngày rồi ngâm nước 1 ngày cho mềm. Sau đó đem về ngâm vôi, cuốn thành cục rồi nung trong một ngày. Nung xong lấy ra rửa sạch rồi lại ngâm cho mềm, tiếp đó mang về đập cho nhũn ra.

Lớp bột giấy bản tươi mới lên khuôn
Lớp bột giấy bản tươi mới lên khuôn

Công đoạn tiếp theo là đổ nguyên liệu xuống hố đá quấy cho tan ra, sau đó trộn với cây nhớt. Khi bột giấy đã nhuyễn thì múc tráng lên khuôn, mỗi khuôn là một tờ. Tiếp đó mang ép khô trong hai tiếng rồi mang về dán lên tường.

Với đặc tính xốp, nhẹ, giấy dai, bền bỉ với thời gian lại được làm bởi nguyên liệu tự nhiên sẵn có, không gây hại môi trường nên sản phẩm làm ra rất dễ bán. “Mỗi một tệp hai mươi tờ, nếu bán buôn được mười lăm nghìn đồng. Người dân thường mang đi bán vào những hôm chợ phiên, dịp lễ, tết hoặc bán cho các gia đình có đám tang, tảo mộ. Mỗi đám tang thường phải sử dụng khoảng ba trăm tờ giấy bản. Nghề này cũng đem lại một khoản thu nhập tương đối cho người dân lúc nông nhàn”, bà Quyết thông tin.

Sau khi ép xong, giấy bản được dính trên tường đợi cho khô để xếp thành tệp.
Sau khi ép xong, giấy bản được dính trên tường đợi cho khô để xếp thành tệp.

Hiện nay, thôn Nà Mạ có 40 hộ dân thì vẫn còn 10 hộ duy trì nghề làm giấy bản, thu nhập bình quân từ nghề làm giấy khoảng 20 triệu đồng/năm. Thông qua các thương lái, những sản phẩm của bà con không chỉ đến tay người tiêu dùng trong tỉnh mà còn được bán ra các tỉnh, thành lân cận.

Nghề làm giấy bản không cần nhiều vốn đầu tư vì chủ yếu nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nghề truyền thống khác đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kì nên ở địa phương ngày càng ít người làm nghề. Người già yếu không thể làm mãi được, còn người trẻ hơn có ơ hội tìm kiếm các ngành nghề khác tạo ra thu nhập cao hơn nên ít ai còn mặt mà với nghề truyền thống. Vì vậy để có thể duy trì làng nghề truyền thống, cần có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương.

Giấy bản thành phẩm được bày bán ngoài chợ.
Giấy bản thành phẩm được bày bán ngoài chợ.
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.