Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao ở Thanh Sơn

PV - 14:40, 16/10/2018

Đến thôn Thanh Sơn (thị trấn Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang) những ngày này chúng tôi cảm nhận rất rõ niềm vui của người Dao khi kỹ thuật làm giấy bản của bà con nơi đây vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018 công bố trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình tri thức dân gian.

Thôn Thanh Sơn cách trung tâm huyện Bắc Quang chừng 3km. Hiện tại, Thanh Sơn có 174 hộ với 750 khẩu, trên 90% số hộ người Dao nơi đây tham gia sản xuất giấy bản truyền thống. Với diện tích rừng vầu tự nhiên 200 ha, đây là vùng nguyên liệu chính cho sản xuất giấy bản của thôn.

Người Dao ở Thanh Sơn sản xuất giấy bản. Người Dao ở Thanh Sơn sản xuất giấy bản.

Để làm ra giấy bản, người Dao phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau rất công phu và hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.

Bước đầu tiên là chọn nguyên liệu, măng của cây vầu là nguyên liệu chính để làm ra giấy bản, tuy nhiên cách chọn măng để làm ra giấy bản thì không phải ai cũng biết. Việc này thường diễn ra vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 cho đến hết tháng 3 âm lịch; tiếp đến là các công đoạn: Ngâm măng vầu, cho măng vầu vào bể dẵm, ngâm cây lấy nhựa; đưa nguyên liệu vào bể tráng, khuấy bột, tráng giấy, ép giấy, bóc giấy, phơi giấy và cuối cùng là thu giấy, bảo quản...

Không chỉ đơn giản là sản phẩm được tạo ra để phục vụ cho chính đời sống của cộng đồng và là sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường, quy trình sản xuất giấy bản ở Thanh Sơn là những giá trị tinh hoa nhất về văn hóa, tinh thần tồn tại trong cộng đồng, dòng họ của người Dao nơi đây. Để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề truyền thống này, người Dao ở Thanh Sơn chỉ truyền bí quyết sản xuất cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Người học nghề phải ứng xử theo “đạo” và những quy tắc nhất định. Với những sản phẩm giấy bị lỗi trong quá trình sản xuất đều được người Dao ngâm vào nước sản xuất lại, không bán ra ngoài làm mất uy tín chung của cả cộng đồng. Điều đó cho thấy những yếu tố nhân văn và những giá trị văn hóa truyền thống quý giá được người Dao nơi đây đặc biệt coi trọng, gìn giữ.

Trong bối cảnh văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS nói chung và của người Dao nói riêng đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, kỹ thuật làm giấy bản của người Dao tại thôn Thanh Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là cơ hội lớn giúp người Dao ở thôn Thanh Sơn bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc mình.

Để di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này được bảo tồn và phát huy giá trị, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ, chính quyền địa phương cần có quy hoạch đưa làng nghề làm giấy bản Thanh Sơn trở thành một điểm nhấn du lịch độc đáo, thu hút du khách quan tâm, trải nghiệm...

NGUYỄN DOÃN THIỆN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.