Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mù Cang Chải (Yên Bái): Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực qua đào tạo nghề

Hoài Dương - 22:28, 23/03/2020

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2015 - 2020, Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Nhờ đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nghề tạo việc làm trên địa bàn.

Những năm qua huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng đào tạo nghề cho LĐNT
Những năm qua huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng đào tạo nghề cho LĐNT

Theo Báo cáo chính trị Đại hội Chi bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Mù Cang Chải đã mở 60 lớp đào tạo nghề cho 1.665 học viên. Trong đó, đã mở 36 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.060 học viên và 24 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 605 học viên. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo, 100% học viên học nghề nông nghiệp và 50% học viên học nghề phi nông nghiệp tự tạo được việc làm và có thu nhập ổn định.

Minh chứng như, anh Giàng A Tuấn (1985), dân tộc Mông, ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn tham gia rất nhiều lớp đào tạo nghề từ sửa chữa xe máy, sửa chữa nông cụ - hàn, cơ khí điện tử đến chế biến món ăn. Đến nay, cùng với việc làm xưởng sửa chữa xe máy, nông cụ, đồ điện tử gia đình, anh Tuấn còn mở cửa hàng ăn sáng với món phở là điểm nhấn. Cũng chính vì sự chăm chỉ, ham học hỏi và sự quyết tâm, mà thu nhập hằng tháng của gia đình anh đạt 15 - 20 triệu đồng.

Không chỉ ổn định được kinh tế cho gia đình, với khối lượng công việc lớn, anh Giàng A Tuấn còn tạo việc làm thời vụ cho 3 - 5 người/ngày với thù lao từ 100.000 - 300.000 đồng/ngày tùy theo công việc và thời gian làm việc.

Anh Khang A Vàng (1989), ở bản Lìm Mông, xã Cao Phạ cũng là học viên được tham ra học nghề phi nông nghiệp tại huyện; sau khi học xong, anh tự tạo được việc làm và có thu nhập hằng tháng 5 - 8 triệu đồng từ sửa chữa xe máy và hàn.

Theo đánh giá của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Mù Cang Chải, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong nhiệm kỳ qua đã thực sự góp phần tích cực vào việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 27,2% (2015) lên 36,5% (2019). Và chuyển dịch cơ cấu nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tăng, với con số cụ thể: Nghề phi nông nghiệp tăng từ 36% lên 43%, nghề nông nghiệp giảm từ 64% xuống còn 57%.

Theo ông Giàng A Trừ, Phó Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Mù Cang Chải, để đạt được những kết quả đáng mừng đó, một trong những cách làm hiệu quả mà huyện đã triển khai, đó là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, với các lớp đào tạo ngắn ngày về kỹ năng trồng, chăm sóc cây, kỹ thuật sửa chữa đồ điện dân dụng, sửa xe máy, nông cụ…; nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa. Qua đó, giúp LĐNT có kiến thức, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Cũng theo ông Giàng A Trừ, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động người dân tham gia các lớp học nghề; khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động; xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nhất là các nghề phi nông nghiệp để góp phần tích cực giảm nghèo bền vững và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.